Giai đoạn 2010-2011 thị trường đã chứng kiến sự bùng nổ về giá đất tại nhiều địa phương mà nguyên nhân chính là do sự nới lỏng của dòng tiền vay. Năm 2020-2021 cơn sốt đất lại bùng nổ tại nhiều nơi với mức giá tăng trưởng vượt bậc. Do đó nhiều người nghĩ đến việc tăng đất là do tín dụng dành cho bất động sản phát triển. Tuy nhiên đây là một quan điểm sai lầm. Bởi nếu có siết chặt tín dụng bất động sản trong thời gian này thì chưa chắc đã chặn được tình trạng giá đất tăng vọt.
Tín dụng bất động sản là gì?
Tín dụng bất động sản là gì?
Tín dụng bất động sản được hiểu là các khoản vay dành cho việc mua bán nhà đất. Tức là khi bạn có nhu cầu mua nhà đất có thể vay vốn với các tổ chức có thẩm quyền để được hỗ trợ tín dụng với những khoản lãi suất ưu đãi.
Người vay tín dụng BĐS có thể là các cá nhân, tổ chức còn người cho vay có thể là phía ngân hàng hoặc các đơn vị tài chính. Thông thường sản phẩm vay chủ yếu cho BĐS đó là tiền và hai bên chịu sự rằng buộc với nhau bằng lãi suất, thời hạn khoản vay.
Chưa có dấu hiệu bất thường
Cơn sốt đất chưa có dấu hiệu gì bất thường
Cơn sốt đất đang ngày càng lan rộng và bùng nổ về giá tại nhiều địa phương và trở thành nam châm thu hút dòng tiền, trong đó có tín dụng. Ngân hàng nhà nước thừa nhận tín dụng bất động sản đang tăng khá nóng. Cụ thể là giữ tháng 03/2021 tín dụng BĐS đã tăng 2.13%, tuy nhiên chỉ tập trung ở một số ngân hàng thương mại nhất định.
Thậm chí, nhiều ngân hàng thương mại: MSB, SHB, BIDV… còn đang thực hiện chính sách giảm dần dư nợ cho vay bất động sản trên tổng dư nợ. Cụ thể là ngân hàng MSB cuối quý I/2021 tỷ trọng cho vay BĐS chiếm 11% tổng dư nợ và giảm 21% so với 2019.
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy mức độ an toàn của thị trường bất động sản. Bởi mặc dù các khoản tín dụng dành cho bất động sản có tăng trở lại song chưa có yếu tố bất thường nào. Lãi suất cho vay hợp lý, nguồn cung khan hiếm. Do đó sự nóng lên của BĐS và những rủi ro tín dụng BĐS cũng chưa đến mức đáng ngại.
Siết tín dụng bất động sản không mấy hiệu quả
Những năm trước, tín dụng ngân hàng chiếm 80% tổng vốn đầu tư vào BĐS. Song từ cuối năm 2020 nguồn vốn từ các kênh: chứng khoán, tiết kiệm, trái phiếu… đổ vào thị trường ngày ngày một nhiều. Trong đó chưa kể đến nguồn vốn từ các kênh phi chính thống.
Siết chặt tín dụng cũng không làm giá đất hạ nhiệt
Chính vì nhiều luồng vốn đổ vào thị trường BĐS nên việc kiểm soát riêng và siết chặt tín dụng bất động sản là chưa đủ để ngăn chặn cơn sốt đất. Thực tế, Ngân hàng nhà nước cũng đưa ra cơ chế giám sát tín dụng BĐS chặt chẽ và khuyến khích các tổ chức tín dụng cho vay BĐS thực hiện phục vụ nhu cầu thực. Tức là ưu tiên cho vay đối với nhu cầu vay mua nhà cho những người thu nhập thấp hoặc phân khúc giá rẻ… Ngược lại những đối tượng kinh doanh, đầu cơ BĐS hoặc phân khúc cao cấp của các dự án muốn vay cần giám sát chặt chẽ hơn.
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước còn thực hiện cơ chế cấp hạn mức tín dụng theo quý. Vì thế khó có chuyện ngân hàng thương mại nào dám mạnh tay cho vay phân khúc đầu cơ.
Theo ý kiến của các chuyên gia, sở dĩ có tình trạng sốt đất tại nhiều địa phương chủ yếu là do các địa phương công bố quy hoạch ồ ạt về đất đai, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng… khiến tình trạng cò đất ra sức tung tin và tâm lý ăn theo đã khiến giá đất bị độn nên nhanh chóng.
Có thể thấy sốt đất đang là tình trạng khá phổ biến. Tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến tình trạng này do nhiều khía cạnh khác nhau chứ không phải từ tín dụng BĐS. Do đó, việc có siết chặt tín dụng bất động sản hay không khó lòng chặn được cơn sốt. Các nhà đầu tư cần tỉnh táo hơn nữa trước khi quyết định mua bán hay giao dịch BĐS.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét