Xu hướng dịch chuyển dòng tiền đầu tư về vùng ven TP HCM, đặc biệt là các khu bất động sản công nghiệp là cơ hội cho địa ốc Bình Phước. Bình Phước được giới đầu tư nhận định có khả năng phát triển những dự án khu đô thị lớn. Tỉnh này hiện có 13 khu công nghiệp với tổng số hơn 12.000 doanh nghiệp lớn, nhỏ. Theo các chuyên gia, nằm liền kề với TP HCM, Bình Phước vẫn sở hữu quỹ đất sạch lớn, chi phí nhân công rẻ, thích hợp để phát triển các dự án bất động sản kèm nhiều tiện ích.
Thông tin về các khu công nghiệp ở Bình Phước
Các cụm khu công nghiệp ở Bình Phước
Toàn cảnh nền công nghiệp Bình Phước
Bình Phước là tỉnh nằm trong tứ giác kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam bao gồm các tỉnh thành như: TP HCM – Bình Dương – Đồng Nai – Bình Phước. Bất động sản công nghiệp nơi đây đang bước vào đà tăng trưởng nhờ sức bật kinh tế và hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển đồng bộ. Bên cạnh đó, sở hữu vị thế là “sân sau” của Bình Dương, Bình Phước có cơ hội đón sự dịch chuyển nhà máy sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia đến Việt Nam.
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước thể hiện: Giai đoạn 2016-2020, chương trình phát triển công nghiệp – xây dựng của Bình Phước đạt kết quả cao, đóng góp 43% giá trị trong cơ cấu kinh tế. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 95% toàn ngành công nghiệp. Hiện tỉnh có 13 khu công nghiệp với tổng diện tích 4.686 ha; trong đó có 5 khu đã lấp đầy. Chính sách thu hút đầu tư và công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm, nên ngày càng nhiều nhà đầu tư lớn có năng lực đến đầu tư tại tỉnh.
Chuẩn bị điều kiện cho thu hút đầu tư phát triển công nghiệp giai đoạn tới, Bình Phước phối hợp với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam điều chỉnh quy hoạch sử dụng thêm 9.992 ha giai đoạn 2021-2030, để mở rộng các khu công nghiệp hiện có và phát triển các khu, cụm công nghiệp mới.
Số liệu, thống kê
Năm 2019, kinh tế, xã hội của tỉnh tiếp tục chuyển biến tích cực, tăng trưởng kinh tế ước đạt 7,8%, đạt như kỳ vọng của năm bứt phá. Đây là mức tăng trưởng cao nhất từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Trong đó, với những giải pháp thiết thực, tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp, thu hút đầu tư, đến nay hạ tầng bất động sản công nghiệp tiếp tục được mở rộng. Hiện 11 khu công nghiệp (KCN) của tỉnh đã thu hút được nhà đầu tư thứ cấp vào hoạt động, 10 KCN hoàn thiện được cơ sở hạ tầng, 2 KCN đang triển khai xây dựng hạ tầng (KCN Minh Hưng – Sikico; Việt kiều).
Đến 18-11-2019, tỷ lệ lấp đầy của các KCN đạt bình quân 30,22%. Trong đó, các KCN Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú, Đồng Xoài I, Chơn Thành II, Minh Hưng – Hàn Quốc đều đạt 100%; KCN Đồng Xoài II đạt 87,15%, Đồng Xoài II đạt 28%, Chơn Thành I đạt 98%, Minh Hưng III đạt 97,1%, Becamex – Bình Phước 4,1% và Minh Hưng – Sikico 1,91%.
Những lợi ích kinh tế đạt được
Bình Phước đã chú trọng phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu để hướng đến bền vững, giảm thiểu thiệt hại do biến động thị trường cả nội địa lẫn xuất khẩu. Cụ thể, nông nghiệp Bình Phước đang hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, cây ăn trái, phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp gắn với chuỗi giá trị, tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Trình độ sản xuất, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nông nghiệp được nâng lên.
Liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm mở rộng; đã hình thành thương hiệu Hồ tiêu Lộc Ninh, được cấp Chỉ dẫn địa lý hạt điều Bình Phước… Tỉnh đã thành lập 7 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, triển khai quy hoạch vùng an toàn sinh học theo tiêu chuẩn quốc tế; nghiên cứu, thử nghiệm thành công các mô hình như: trồng các giống hoa lan nhiệt đới, dưa lưới, rau thủy canh trong nhà màng và ứng dụng công nghệ thông minh chăm sóc tự động.
Chuyển giao hàng chục mô hình trồng cà phê ghép, cải tạo vườn điều già cỗi, xây dựng và phát triển vườn rau an toàn… Các mô hình hợp tác kinh tế và hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi sản xuất – chế biến đem lại hiệu quả và thu nhập cao hơn cho người nông dân. Đây không chỉ là phát triển bền vững mà là hướng đi đúng xu thế.
Đặc biệt, hệ thống giao thông được chú trọng đầu tư, đảm bảo các tuyến giao thông huyết mạch (Quốc lộ 13, 14, ĐT 741) lưu thông thuận lợi, kết nối giữa Tây Nguyên với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh và kết nối TP. HCM đến các nước Campuchia, Lào, Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư.
Hoàn thành xây dựng tuyến đường tuần tra biên giới kết nối lưu thông giữa tỉnh Bình Phước với các tỉnh Đắk Nông, Tây Ninh. Tỉnh đã kêu gọi và huy động vốn của doanh nghiệp đầu tư theo hình thức BOT, BT, hoàn thành một số dự án trọng điểm như: dự án BOT quốc lộ 13 đoạn An Lộc – Chiu Riu, dự án BOT mở rộng đường tỉnh 741 đoạn Bàu Trư – Đồng Xoài và đoạn Đồng Xoài – Phước Long; dự án BT đường Minh Hưng – Đồng Nơ kết nối giao thông liên vùng, tạo động lực phát triển kinh tế.
Bất động sản được hưởng lợi gì?
Bất động sản được hưởng lợi gì?
Theo thống kê, Bình Phước hiện có tốc độ phát triển kinh tế ổn định theo hướng công nghiệp hóa. Năm 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh đạt 7,8%, cao nhất trong giai đoạn 2015-2020 đến nay.
Với những ưu thế phát triển bất động sản công nghiệp, bất động sản Bình Phước là cơ hội lớn cho giới đầu tư, nhờ sở hữu mặt bằng giá tốt, nhu cầu nhà ở lớn, nhiều dự án được đầu tư và quy hoạch hạ tầng bài bản.
2020 là năm cuối thực hiện kế hoạch 5 năm 2016-2020, Bình Phước đặt ra mục tiêu và các giải pháp cụ thể để tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, minh bạch, bình đẳng; tăng cường xúc tiến đầu tư để đón làn sóng đầu tư mới vào địa bàn tỉnh. Về phát triển công nghiệp, Bình Phước đưa ra các giải pháp tăng cường hợp tác đầu tư với các tỉnh bạn, tập đoàn kinh tế lớn, nhất là Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam để bổ sung quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, hợp tác quốc tế; tập trung thu hút đầu tư KCN Becamex – Bình Phước, KCN Minh Hưng – Sikico và các KCN đã hoàn thành đầu tư hạ tầng. Đồng thời, rà soát điều chỉnh, mở rộng diện tích KCN, khu nông nghiệp công nghệ cao, khu dân cư đô thị, khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh 10.000 ha, phục vụ thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025.
Các dự án nổi bật
Phối cảnh dự án Phúc An Garden
Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển kinh tế nhanh, đầu tư mạnh về hạ tầng, Bình Phước thu hút sự chú ý của nhiều ông lớn trong ngành bất động sản, tạo nên làn sóng dịch chuyển đầu tư về đây. Trong số đó phải kể đến dự án khu đô thị mới, kết hợp du lịch nghỉ dưỡng của Tập đoàn FLC; Dự án Khu dân cư Đại Nam do Công ty cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư; Dự án khu đô thị Phúc An Garden của tập đoàn Trần Anh; Dự án Khu đô thị phức hợp – cảnh quan Cát Tường Phú Hưng…
Trước cơ hội lớn từ bất động sản công nghiệp, chủ đầu tư Tập đoàn Trần Anh bước vào cuộc đua khi đầu tư vào loại hình khu đô thị thương mại tại Bàu Bàng – thành phố phát triển tỉnh Bình Dương nằm kề sát Bình Phước với dự án khu đô thị phức hợp – cảnh quan Phúc An Garden
Khu đô thị Phúc An Garden sở hữu vị trí đắc địa, nằm ngay trung tâm Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Nằm gần mặt tiền quốc lộ 13, đường Thiếu Niên 3 nối dài thông ra đường Hồ Chí Minh, dự án thuận tiện di chuyển đi TP HCM, Bình Dương,Bình Phước, Đồng Nai và các tỉnh Tây Nguyên.
Cư dân dự án sẽ được thừa hưởng hệ thống tiện ích ngoại khu hiện đại, đang ngày một nâng cấp như bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Bàu Bàng, trường mầm non, trường học các cấp, UBND và hệ thống ngân hàng, siêu thị, trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, khu đô thị Phúc An Garden còn bao quanh bởi nhiều khu công nghiệp lớn như Mỹ Phước 12, Chơn Thành, Becamex ,…
Với tổng diện tích quy hoạch đến 30 ha, dự án có mật độ phủ xanh và công trình công cộng chiếm hơn 50%. Chủ đầu tư cho biết quy hoạch này nhằm hướng đến kiến tạo không gian xanh phức hợp với hệ thống nhiều tiện ích nội khu hiện đại, bao gồm 4 công viên chức năng, phòng gym, trung tâm thương mại Phúc An, trung tâm chăm sóc sắc đẹp và thể thao Phúc An Garden, khu vui chơi trẻ em; nhà hàng – cafe, … Nhờ đó, cư dân vừa tận hưởng cuộc sống đầy đủ, vừa có các cơ hội đầu tư sinh lời, tính thanh khoản cao.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét