Sự xuất hiện của nhiều dự án lớn nhỏ khác đã khẳng định sự sôi động mạnh mẽ của thị trường BĐS Chơn Thành. Vì vậy có thể hoàn toàn nhận định rằng trong tương lai không xa Chơn Thành sẽ trở thành một đô thị công nghiệp mới của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Chơn Thành được định hướng trở thành đô thị loại IV trong giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012-2020.
Tiếp theo đó, huyện này định hướng trở thành đô thị loại III theo Quyết định số 2076/QĐ-TTg ngày 22/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Giao thông thông suốt tạo thuận lợi cho các KCN và nhà máy phát triển
Chơn Thành là một huyện phía Tây Nam của tỉnh Bình Phước, cách trung tâm thành phố Đồng Xoài khoảng 35 km, cách thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương khoảng 55 km và cách trung tâm TP.HCM khoảng 80 km.
Trên thực tế, huyện Chơn Thành là một trong những địa phương đi đầu trong công cuộc phát triển công nghiệp của tỉnh Bình Phước. Kinh tế của huyện chuyển dịch theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện đã có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Chơn Thành là huyện có nhiều yếu tố thuận lợi nhất trong tỉnh để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước hướng đến để phát triển mạnh công nghiệp - dịch vụ. Chơn Thành có vị trí địa lý cực kỳ thuận lợi, gần các trung tâm công nghiệp lớn, có 2 tuyến đường huyết mạch là QL13 và QL14 đi qua, rất thuận tiện cho việc giao thương vận chuyển hàng hóa, sắp tới khi thông tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ kết nối các tỉnh khu vực Tây nguyên, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nam bộ rất nhanh chóng.
Hiện nay, huyện Chơn Thành đã có 6 khu công nghiệp đi vào hoạt động KCN SIKYCO Nhật Bản 655 ha, KCN Minh Hưng - Hàn Quốc 193 ha; KCN Minh Hưng III 292 ha; KCN Chơn Thành I với 125ha; KCN Chơn Thành II với 76 ha và Khu liên hợp công nghiệp và đô thị Becamex Bình Phước với quy mô trên 4.600 ha (trong đó khu công nghiệp khoảng 2.448,27 ha và khu dân cư, tái định cư khoảng 2.185,007 ha) có tổng mức đầu tư trên 20.000 tỉ đồng được triển khai vào tháng 9.2015.
Khu công nghiệp Minh Hưng III
Ở lĩnh vực BĐS, trong những năm gần đây, Bình Phước cũng đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều dự án BĐS, liên tục là điểm đến hàng đầu của các “ông lớn” trong ngành địa ốc trong đó có Minh Việt Phát Group với dự án The First Town tại Chơn Thành. Đây là một trong những dự án đầy tiềm năng phát triển, có vị trí đặc biệt thuận lợi ngay bên cạnh các khu công nghiệp: KCN Minh Hưng III, KCN Sikyko Nhật Bản, KCN Minh Hưng Hàn Quốc, Becamex Bình Phước, Chơn Thành I và II,…
Dự án đang được công bố với mức giá hấp dẫn, phương thức thanh toán linh hoạt không lãi suất. Với mức giá phù hợp cùng những chính sách bán hàng hấp dẫn từ phía chủ đầu tư, nên nhiều khách hàng đã không ngần ngại nhanh chóng xuống cọc sản phẩm ưng ý ngay khi đến tham quan thực tế.
Có thể nói việc sở hữu quỹ đất rộng, quy mô dân số cao, công nghiệp phát triển, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông hoàn chỉnh khiến cho BĐS Bình Phước không ngừng tăng nhiệt, đặc biệt là tại khu vực Chơn Thành, khu vực đang được giới chuyên gia và nhà đầu tư BĐS ví như là khu đô thị công nghiệp mới của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vì vậy, theo dịnh hướng trong giai đoạn 2020-2025 Chơn Thành sẽ trở thành đô thị loại III theo Quyết định số 2076/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành
Khi đó, toàn bộ huyện Chơn Thành sẽ được nâng cấp thành thị xã Chơn Thành, gồm 5 phường: Chơn Thành, Minh Long, Minh Thành, Minh Hưng, Thành Tâm và 4 xã gồm: Nha Bích, Minh Thắng, Minh Lập và Quang Minh.
Hiện nay, hàng loạt các công trình hiện đại được xây dựng, hệ thống giao thông kết nối Bình Phước với các tỉnh thành công nghiệp lớn như Bình Dương, Đồng Nai và trung tâm kinh tế lớn nhất nước là TP.HCM ngày càng trở nên thuận tiện, với những tuyến đường huyết mạch như QL 13, QL 14, cao tốc Mỹ Phước - Tân Vạn, cao tốc TP.HCM - Chơn Thành - cửa khẩu Hoa Lư và tuyến đường sắt xuyên Á đi qua cửa khẩu Hoa Lư được hình thành trong thời gian tới sẽ là cầu nối và đòn bẩy vững chắc thúc đẩy giao thương giữa các khu vực.
Thêm vào đó, sự xuất hiện của nhiều dự án lớn nhỏ khác đã khẳng định sự sôi động mạnh mẽ của thị trường BĐS Chơn Thành. Vì vậy có thể hoàn toàn nhận định rằng trong tương lai không xa Chơn Thành sẽ trở thành một đô thị công nghiệp mới của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Võ Phương
0 nhận xét:
Đăng nhận xét