Năm 2019, Việt Nam có khoảng 6 triệu người “rời quê lên phố”
Theo dự báo của UNU – WIDER, đến năm 2019, số người “rời quê lên phố” sẽ vào khoảng 6 triệu người, chiếm 6,4% tổng dân số. Tình trạng này sẽ gây nhiều tác động đến cả nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
Hà Nội, TPHCM hấp dẫn người di cư
Hà Nội, TPHCM hấp dẫn người di cư
Thống kê củaViện Nghiên cứu thế giới về Kinh tế Phát triển thuộc Đại học Liên Hợp quốc UNU – WIDER cho thấy, trong 20 năm qua, số lượng người Việt Nam di cư từ nông thôn lên các thành phố đã tương đương với dân số của cả một thành phố lớn (ước tính vào khoảng 6 triệu người).
Báo cáo cũng chỉ ra rằng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có tỉ lệ người di cư đến lớn nhất, với tỉ lệ lần lượt là 26,55% và 16,51% (theo số liệu ghi nhận vào năm 2012).
Điều này củng cố thêm nhận định rằng di cư thường có xu hướng tập trung ở các đô thị lớn. Quy luật này đã càng thể hiện rõ ràng ở năm 2014, khi mà Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận lần lượt 26,99% và 20,55% người di cư, nhiều hơn cả tỷ lệ 2 năm trước đó.
Độ tuổi “ly hương” cũng được trẻ hóa khi có nhiều học sinh ngay từ khi vào độ tuổi cấp 2, 3 đã được phụ huynh đầu tư cho lên thành phố học tập ở các ngôi trường chuyên hoặc dân lập có tên tuổi.
Với các sinh viên, hầu hết sau khi tốt nghiệp đều chọn ở lại các thành phố lớn là Hà Nội và TPHCM để tìm việc.
Nhìn chung, mục tiêu của phần lớn người di cư tạm thời là để phục vụ cho công việc và học tập (lên đến hơn 90% những người di cư tạm thời là thuộc nhóm này).
0 nhận xét:
Đăng nhận xét