Sống thiếu mục đích là chấp nhận một cuộc đời không định hướng

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Sống thiếu mục đích là chấp nhận một cuộc đời không định hướng theo kiểu “nước chảy bèo trôi”. Cuộc sống sẽ vô vị biết bao, nếu không biết mình sống để làm gì, vì không có mục đích, lý tưởng. Leo C. Rosten : “Tôi nghĩ rằng mục đích của cuộc đời là sống hữu ích, sống có trách nhiệm, được tôn trọng và biết yêu thương. Trên hết, điều thật sự có ý nghĩa là: sống cho ai đó, vì cái gì đó và tạo nên dấu ấn riêng của bạn trên thế gian này”. Ý nghĩa cuộc sống đến từ việc phục vụ cho một mục đích lớn lao hơn lợi ích của chỉ bản thân mình.
life-lecture
1. Khi bước vào kinh doanh, bạn nên đặt ra một mục đích. Mục đích đầu tiên ấy phải dễ đạt được. Khi đã đạt được nó, bạn sẽ lại đăt cho mình một mục đích khác khó khăn hơn. Một cuộc đời thành công được kết thành bởi những mục tiêu khó khăn nhưng lần lượt được thực hiện. Có mục đích, bạn sẽ dễ dàng tập trung ý chí và hành động. Nó giúp bạn tránh lối sống “buông trôi”, tránh sự hoang phí thời giờ. Nó mang lại cho bạn sức sống. Song mục đích cũng như một ngọn đồi. Khi đã vượt lên đỉnh ngọn đồi, bạn không thể dừng lại ở nơi ấy mà phải tìm đường leo lên ngọn đồi khác.
 
2. Khi đã đặt cho mình mục đích, bạn nên lập thành một kế hoạch :ba năm”. Hãy nhìn về phía trước và quyết định cách thức thực hiện. Muốn nhắm và bắn trúng đích, bạn cần có bia để nhắm. Chính tấm bia ấy nhắc nhở bạn nghĩ tới những việc bạn có thể làm và thúc đẩy bạn hành động. Đích ấy tránh cho bạn một cuộc đời tẻ nhạt, thiếu cao vọng. Nó giúp bạn biết tấn công vào những mục đích quan trọng nhất. Năm đầu tiên sẽ giúp bạn chuẩn bị thực hiện, năm thứ 2 sẽ giúp thực hiện chương trình năm thứ 3. Bạn sẽ thấy mình tiến rất nhanh.
 
3. Nên có mục đích, nhưng cần biết lưu tâm đến nhiều việc trong cuộc sống. Đối với thế giới kỳ diệu này bạn nên để tâm càng nhiều điểm càng tốt. Nhưng không nên trở thành “người thành công trên mọi lĩnh vực”, nó chẳng khascgif một “con vật thông thái” trong gánh xiếc. Hãy mở rộng đầu óc bằng việc lưu tâm đến tất cả mọi việc. Bạn có thể tìm ra nhiều ý mới ở mọi giới và trong mọi ngành, mọi lĩnh vực. Sự việc này sẽ làm phát sinh những sự việc khác. Nếu chỉ biết lưu tâm đến bản thân, đến công việc kinh doanh, bạn khó mà vượt lên mức người thường.
 
4. Hãy khởi hành từ nơi mảnh đất bạn đang đứng, từ vị trí bạn đang có hôm nay. Hãy nghiên cứu công việc bạn đang làm. Không nên chuyển sang thành phố khác hoặc ra nước ngoài nếu chưa thành công ở nơi bạn bắt đầu. Những người lười biếng, giàu cũng như nghèo, đều trốn tránh làm việc bằng cách luôn luôn đổi việc.
 
Còn người suy nhược sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nếu họ thay đổi hoàn cảnh. Bạn có thể dừi một cây hoa đang trồng trong chậu nhỏ sang một chậu khác lớn hơn, nhưng chỉ khi cây đã khá to và không thể sống trong chậu nhỏ. Mang trường hợp ấy mà xét đối với người bạn trẻ cũng rất đúng. Họ phải biết làm nê tại chỗ trước khi đi tìm mảnh đất mới. Trước tiên, họ phải vượt lên hẳn địa vị hiện hữu của bản thân.
 
5. Muốn phát nhanh trên đường đời, phải khôn khéo sử dụng mười năm trong khoảng từ 30 đến 40 tuổi. Khoảng ấy là mùa xuân của đời bạn, không phải là mùa gặt hái. Đó là thời tiết kiệm dành dụm, không phải lúc tiêu xài. Mỗi bạn trẻ nên tự đặt một kế hoạch “thập niên”. Sua mười năm, bạn phải tăng số lợi nhuận gấp 10 lần so với buổi đầu, phải có cho mình ít nhất một ngôi nhà mua trả góp và phải trả được một nửa. Bạn có thể đạt được kết quả nếu biết cố gắng để thăng tiến, biết dành dụm 15% tiền lương. Vào tuổi “tam thập nhi lập” bạn nghiễm nhiên trở thành một nhà kinh doanh. Bjan đã đặt chân lên con đường dẫn đến thành công lớn lao.
 
6. Trên đường đời, bạn có thể thành công nhanh hơn cha bạn. Chúng ta đang sống trong thời đại hoàng kim của tuổi trẻ, các giá trị của kinh nghiệm bị giảm sút rất nhiều. Khoa học phát triển đã mang lại cho thế giới vô số tri thức mới. Có những ý tưởng mới, những phương pháp mới, bạn có thể học hỏi nhanh hơn trong sách vở, còn cha mẹ bạn ngày xưa chỉ trông cậy vào kinh nghệm riêng, thu nhận chậm chạp. Thời đó, hầu như xã hội không có sách về kinh doanh, nên nếu biết thu nhập những kiến thức mới của thời đại, chẳng mấy chốc bạn sẽ có đủ tư chất để chiếm một vị trí xứng đáng.
 
7. Nếu làm công ăn lương, thỉnh thoảng bạn nên làm thêm một số công việc phụ mà ông chủ không trả công, như thế bạn sẽ được cấp trên lưu ý. Bạn sẽ không phải sợ đặt mình trong môi trường làm việc không lối thoát. Bạn đã chứng tỏ mình xứng đáng hơn địa vị hiện giờ, bạn sẽ được thăng tiến. Bạn cũng đã chứng tỏ mình hết lòng chăm lo đến quyền lợi của hang, biết làm hơn phận sự của mình. Đó là cách hay hơn hết để làm cho cấp trên lưu ý đến mình.
 
8. Phải học cách gắng sức mình. Điểm này giúp bạn nhiều trong buổi đầu khởi nghiệp. Nhìn lại sự nghiệp của một người làm nên nhờ sự cố gắng của cá nhân, chúng ta nhận thấy cả một tiến trình. Trước hết, người ấy có nhiều cao vọng, nhiều chí khí. Sau đó người đấy:
– Biết tìm hiểu những đức tính, những tật xấu và những khả năng của mình
– Biết tìm ra những ưu điểm của mình
– Biết tự đặt một mục đích để đạt đến
– Biết cân nhắc khả năng và nguồn lực của mình về vốn liếng, bạn bè
– Biết tạo ra một công cuộc hữu ích
– Biết làm cho nhiều người biết đến công cuộc ấy
– Biết chọn một bộ tham mưu sành sỏi
– Biết tạo ra một tổ chức hiệu quả
 
9. Những bước tiến trên đường đời tùy thuộc vào sự cố gắng của bạn. Một công việc mới mẻ, đáng làm thì thường vất vả. Nếu thả thuyền một cách vô định bạn sẽ bị đam phải những mỏm đá ngầm. Nếu cố né tránh khó khăn này, bạn sẽ vấp phải khó khăn khác. Bạn phải luyện tập khả năng buộc người ta thi hành công việc đúng ý bạn. Những quyết định và hành động thường có thiếu sót nên bạn phải đích thân chăm chút, bằng không sẽ bị sa lầy trong loại công việc hủ bại. Không có sự thành công thật sự nào không đòi hỏi những cố gắng lâu dài.
 
10. Chớ quan trọng hóa năng lực thể chất. Người ta thường xem năng lực như một thứ có thể thay thế tinh thần đắc lực, đó là sai lầm. Có nhiều năng lực bị hoang phí hoặc dùng không đúng cách. Khi nghiên cứu về một công việc nào đó, người ta luôn nhận thấy có cách để làm được việc hơn mà ít tiêu tốn năng lượng và chi phí hơn. Ví dụ nhiều công ty có sự lạm dụng về vận chuyển, về chuyên chở, có quá nhiều việc đi lại vô ích. Trong khi theo đuổi mục đích, bạn sẽ tìm thấy những con đường tắt.
 
11. Hãy cố gắng học cách xử lý vấn đề linh hoạt. Bạn làm được việc là do sự năng động. Làm chủ một công việc kinh doanh cũng chứa rất nhiều nguy hiểm. Rất có thể bạn sinh ra lười biếng, khoanh tay chờ công việc kinh doanh công kênh bạn lên. Ta thường gặp thói bạc nhược ở những người chiếm địa vị cao hơn là ở những công nhân còm trong bóng tối. Bạn phải tháo vát, năng động, thúc đẩy công việc kinh doanh. Nó chạy đều hay không là tùy thuộc vào bạn. Bạn phải trông chừng để công việc luôn luôn tiến tới.
 
12. Suốt đời, bạn phải liên tục tiến lên, đi thật xa và không ngơi nghỉ. Đừng để một công việc kinh doanh bế tắc chặn đứng bạn. Một khi xem xét bạn không còn cơ hội học hỏi điều gì, hoặc không có mục tiêu gì, bạn nên rời bỏ nó. Không gì khuyến khích mạnh mẽ bằng chính cảm giác tiến bộ của bạn. Hãy luôn luôn học cách sống động.
 
Trích: Để làm nên sự nghiệp

0 nhận xét:

Đăng nhận xét