Bảy điều không thể thiếu trong công việc kinh doanh của bạn…

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

Kinh doanh không chỉ là một nghệ thuật mà còn là một loại khoa học. Nó chứa đựng những yếu tố như kinh nghiệm thực tiễn, năng lực đánh giá, sự tiên liệu và may mắn. Để thành công trong lĩnh vực này,bạn cần phải nắm bắt được các nhân tố cơ bản dẫn tới những thương vụ thành công
May mắn thay, tất cả những kĩ năng trong kinh doanh đều có thể học được. Bạn có thể học tất cả mọi thứ mình cần để đạt được bất kì mục tiêu nào được đề ra cho bản thân. Không có giới hạn nào cả – trừ những giới hạn bạn đặt ra trong tiềm thức của mình.
Có ba lí do chính khiến những thương vụ thất bại: thiếu vốn đầu tư, thiếu kiến thức và thiếu sự hỗ trợ. Bằng cách nắm bắt được các nhân tố cơ bản dẫn tới những thương vụ thành công,bạn sẽ lĩnh hội được những kiến thức cần thiết để thu được những nguồn vốn đầu tư, cũng như sự hỗ trợ cần thiết cho thương vụ của bạn.
Vậy đâu là những điều kiện tiên quyết dẫn tới thành công trong kinh doanh? Dưới đây là bảy từ khóa quyết định sự sống còn cho thương vụ của bạn:
  1. Nắm bắt thị trường: khả năng quyết định bán đúng sản phẩm cho những khách hàng thích hợp tại thời điểm phù hợp.
  2. Kiểm soát tài chính: khả năng thu thập số vốn cần thiết và dự trù số tiền sẽ thu về
  3. Năng suất: Khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ có trình độ cao và ổn định qua thời gian
  4. Phân phối hàng hóa: Khả năng đưa những mặt hàng và dịch vụ của bạn ra thị trường đúng thời điểm và phù hợp với xu hướng.
  5. Nghiên cứu và phát triển: Khả năng đổi mới sản xuất,tạo ra các mặt hàng, dịch vụ mới và luôn đáp ứng những yêu cầu mới cho sự cạnh tranh.
  6. Sự sắp đặt: Khả năng giải quyết những yêu cầu về pháp luật của chính quyền ở những mức độ khác nhau
  7. Nhân lực: Khả năng tuyển mộ những người bạn cần, giải quyết những thủ tục với Công đoàn, tạo ra chính sách cho các nhân viên, đào tạo và phát triển nhân viên một cách có tổ chức
–> Brian Tracy trực tiếp tại Việt Namhttp://briantracy.org
Qua danh sách này, ta cũng có thể rút ra được mấu chốt của sự thành công trong kinh doanh:
– Luôn có một mặt hàng hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu và yêu cầu của thị trường
– Luôn có một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh trước khi bắt đầu một thương vụ
– Phân tích thị trường một cách kĩ lưỡng trước khi sản xuất hoặc tung ra sản phẩm, dịch vụ
– Thiết lập hệ thống điều khiển tài chính chặt chẽ,kiểm soát ngân sách hợp lí và những phương pháp kiểm kê, kế toán chuẩn xác, tất cả nên được thực thi đơn giản nhất có thể.
– Đảm bảo trình độ và sự trung thực của bộ phận nhân viên chủ chốt.
– Xây dưng tính hiệu quả trong nội bộ, quản lý thời gian, miêu tả công việc, kéo theo đó là những kết quả rõ ràng về đầu ra cũng như trách nhiệm
– Phát triển những kênh giao tiếp hiệu quả giữa các nhân viên; các chính sách mở rộng cho những người quản lý, đặc biệt là các chủ doanh nghiệp
– Tạo động lực mạnh mẽ trong việc bán hàng và liên tục đẩy mạnh tiếp thị sản phẩm, dịch vụ của bạn
– Luôn đặt sự quan tâm đến khách hàng ở vị trí ưu tiên hàng đầu
Lúc này bạn đã nắm được những bảy yếu tố tiên quyết dẫn tới thành công và những việc làm cụ thể để giúp công ti của bạn phát triển. Chúng ta sẽ tiếp tục đi đến những lí do phổ biến nhất dẫn đến thất bại. Hàng nghìn công ty đã được nghiên cứu để tìm ra những lí do dẫn tới sự thất bại trong kinh doanh. Dưới đây là những lí do đó, được sắp xếp theo tầm quan trọng
– Thiếu định hướng: Các chủ doanh nghiệp thường thất bại trong việc thiết lập các mục tiêu một cách rõ ràng cũng như các chiến lược để đạt được những mục tiêu đó,đặc biệt là trước khi bắt đầu – tức là thất bại trong việc viết ra một kế hoạch phát triển cho công ty của mình trước khi thành lập
– Thiếu kiên nhẫn: Điều này xảy ra khi các chủ doanh nghiệp cố gắng hoàn thành quá nhiều thứ quá sớm, hoặc mong đợi thành công đến nhanh hơn nhiều so với khả năng thực tế. Một quy tắc bạn cần nhớ là tất cả mọi thứ đều tiêu tốn gấp đôi và phải thực hiện trong khoảng thời gian gấp ba lần so với dự kiến.
– Lòng tham: Khi các chủ doanh nghiệp đưa mức giá quá cao để thu về lợi nhuận thật lớn trong thời gian ngắn, thất bại chỉ còn là vấn đề về thời gian
– Hành động trước khi suy nghĩ kĩ càng: Một chủ doanh nghiệp hay đưa ra những hành động nóng vội, mắc nhiều sai lầm phải trá giá đắt sẽ đưa việc kinh doanh đến thất bại
– Yếu kém trong kiểm soát chi phí: là khi một chủ doanh nghiệp bỏ ra quá nhiều vốn ở những giai đoạn bắt đầu, sau đó là bỏ ra toàn bộ số vốn điều lệ trước khi kiếm được lợi nhuận
– Chất lượng sản phẩm không tốt: Điều này khiến việc bán hành trở nên khó khăn và không thể tiến hành nhiều thương vụ lặp lại
– Không đủ sức mạnh tài chính: Khi một chủ doanh nghiệp cần một số vốn ngay lập tức, trong khi các số tiền đầu tư không tới, thương vụ sẽ thất bại
– Yếu kém trong kiểm soát ngân sách: là khi một chủ doanh nghiệp thất bại trong việc viết ra ngân sách cần thiết cho một hoạt động bao gồm các khoản chi tiêu cần thiết
– Không đủ các bản kiểm kê tài chính: là khi chủ doanh nghiệp thất bại trong việc xây dựng hệ thống kiểm kê và kế toán ngay từ đầu
– Mất động lực bán hàng: dẫn tới sự giảm sút trong số tiền thu lại, cuối cùng là sự sụp đổ của doanh nghiệp
– Không thể bắt kịp xu hướng thị trường: là khi chủ doanh nghiệp không nhận ra được những thay đổi trong nhu cầu,sự ưu tiên của người tiêu dùng hoặc không nắm bắt được tình hình kinh tế  
– Thiếu kinh nghiệm và khả năng quản lý: là khi một chủ doanh nghiệp thiếu đi những kiến thức và kĩ năng cần thiết để điều hành việc kinh doanh
– Thiếu quyết đoán: là khi một chủ doanh nghiệp không thể đưa ra những quyết định then chốt khi phải đối mặt với khó khăn, hoặc phải trì hoãn do quan ngại về những định kiến,cảm xúc của người khác
– Thiếu mối liên kết với mọi người: các vấn đề riêng tư, mâu thuẫn với nhân viên, các nguồn cung, chủ sở hữu trí tuệ và người tiêu dùng rất dễ dẫn tới thất bại
– Nhiễu loạn mục tiêu: là khi một chủ doanh nghiệp cố gắng làm quá nhiều việc, do đó không thể đặt ra ưu tiên và tập trung vào những việc quan trọng
Kinh doanh không phải là một bí ẩn đang đợi lời giải đáp, mà là một mục tiêu có thể vươn tới nếu bạn có thể tránh mắc phải những sai lầm,đồng thời tự cải thiện những nhân tố cần thiết để đạt được thành công.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét