• ĐẤT ĐẦU TƯ

    Đất sào Tân Hưng Center, Đồng Xoài diện tích đa dạng từ 1000m2 trở lên. Giá dao động từ 550 triệu đến 750 triệu

  • KHU VỰC TIỀM NĂNG NHẤT KHU VỰC

    Mặt tiền đường nhựa quy hoạch 29m. Cách trung tâm tp.Đồng Xoài 5 phút đi xe.

  • ĐẤT ĐẦU TƯ SINH LỜI CAO

    Đặc biệt đất nằm bên cạnh các xưởng, các công ty đang hoạt động rất nhiều công nhân. Dân cư, công nhân đông đúc.

  • ĐẤT TÂN HƯNG, ĐỒNG PHÚ

    Cơ hội không nhiều vì thế anh chị e mình nắm bắt cơ hội ạ. A/c thiện chí liên hệ 0933.023.022 để xem đất chốt cọc nhé.

  • ĐẤT NỀN TÂN HƯNG, ĐỒNG PHÚ

    SẢN PHẨM ĐẤT SÀO HÀNG VIP.GIÁ FO CHƯA QUA ĐẦU TƯ.GIÁ CHỈ 500 K 1M2. Kề khu công nghiệp bắc Đồng Phú, trung tâm hành chánh ,trường học và nhiều tiện ích khác.

Việt Nam – Thiên đường của cơ hội đầu cơ, đầu tư

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018 0 nhận xét

Các bạn nghĩ sao về các con số sau:
1. 70% dân số Việt Nam dưới 35 tuổi. Dân số trẻ trong một đất nước đang trên đà phát triển.
2. 10% đến 20% : Là tốc độ phát triển của phương tiện giao thông mỗi năm. Các tuyến cầu, đường luôn tiếp tục mở mà “Đường đi đến đâu dân giàu đến đấy”.
3. Từ 30% đến 300% là tốc độ tăng giá Bất động sản mỗi năm. Sự kinh hoàng này khiến cho các công ty Bất động sản nước ngoài chạy đua đầu tư vào Việt Nam.
4. 10% sinh viên ra trường có kĩ năng nghề.
5. 5% sinh viên ra trường có kiến thức về tài chính và làm giàu nhưng lại được học bởi những người không giàu.
6. 50% sinh viên các trường ngoại ngữ ra trường không biết ngoại ngữ.
7. Trên 30% mỗi năm là tốc độ in tiền ở nước ta. Vậy để tránh lạm phát nên chăng ta vay tiền của người khác!?
Một số công ty đào tạo, công ty kinh doanh đa cấp, các chủ tư nhân, các nhà sản xuất, v.v… 90% trong số họ đều khởi nghiệp bằng số vốn ban đầu không đáng kể, họ cũng không phải là những người thông minh, tài giỏi, nhiều bằng cấp hay kĩ năng gì, mà họ chỉ là những người biết thành thạo 2 việc:
1. Sử dụng đòn bẩy một cách cừ khôi.
2. Quản lý tiền một cách xuất sắc.
Một trong những công cụ đòn bẩy mà họ thường xuyên sử dụng đặc biệt là khi thị trường “Nóng” là những khoản Vay 115. Hiện nay hầu hết khách hàng của TÀI CHÍNH 115 đã tự do về tài chính và trở nên giàu có. Nhiều người trong số họ đang là triệu phú hoặc hơn thế nữa.
Vì được đồng hành cùng các nhà đầu tư, TÀI CHÍNH 115 đã khám phá ra bí mật thành công của họ đó là tự TẬP TRUNG.
NGƯỜI GIÀU TẬP TRUNG VÀO CƠ HỘI
NGƯỜI NGHÈO TẬP TRUNG VÀO KHÓ KHĂN
Điều đáng chú ý là sẽ không có may mắn nào xuất hiện trên con đường của bạn trừ khi bạn có một hành động nào đó. Để đạt được thành công về tài chính, bạn phải làm một điều gì đấy, chẳng hạn như vay một số tiền nào đó, mua một thứ gì đó, hay thành lập một công ty nào đó.
Và bí mật sự giàu có là: người giàu chú trọng vào những gì họ muốn trong khi những người nghèo lại tập trung vào những gì họ ko muốn. Chúng ta đều biết tập trung của Vũ trụ cho rằng: “Những gì bạn chú tâm vào sẽ phát triển”. Vì người giàu bao giờ cũng chú tâm vào cơ hội trong tất cả mọi thứ, nên cơ hội mọc ra quanh họ. Đó cũng chính là bí mật của sự hấp dẫn Vũ trụ “Tất cả những gì mà bạn nghĩ đến nó, bạn đều hấp dẫn nó”.
Đất nước chúng ta nghèo đa phần là do chúng ta hấp dẫn cái nghèo, phần còn lại rất ít người đang hấp dẫn sự giàu có, mà sự giàu có thì có thừa cho tất cả mọi người trên thế giới này. Bằng chứng là số tiền in ra hiện tại của Chính phủ các Nước đủ mua được 2 Trái đất.
Theo Tài Chính 115

Nghị định 71 CP về bất động sản

0 nhận xét

Trong nghị định 71 cp có rất nhiều điều khoản. Hiện nay đang chờ thông tư ra. Dưới đây là một số ý tóm tắt Huế gửi bạn đọc tham khảo.
1. Khi bán 20% sản phẩm không qua sàn giao dịch, chủ đầu tư phải gửi danh sách người mua, tên, địa chỉ về cho Sở Xây dựng địa phương xác nhận. Nhiều quy định trong Nghị định 71 cp hướng dẫn Luật Nhà ở có hiệu lực từ ngày 8-8 siết chặt và việc này được thị trường xem như là bít cửa về chuyện “lướt sóng”.
Những người thuộc diện được mua nhà trong nhóm 20% sản phẩm không phải giao dịch qua sàn, không được phép chuyển nhượng quyền được phân chia này cho tổ chức, cá nhân khác.

Muốn bán nhà phải có xác nhận của Sở

Nghị định 71 cp quy định chủ đầu tư dự án bất động sản được bán 20% sản phẩm không thông qua sàn giao dịch. Quy định này nếu mới đọc dễ lầm tưởng là tạo thêm những giao dịch ngầm khiến cho kênh bất động sản vận hành theo hướng không minh bạch. Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.
Mới đây, khi phân tích về nội dung trên, ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, cho biết quy định của luật về phân phối loại sản phẩm này rất chặt. Theo đó, với trường hợp được phân chia 20% sản phẩm nhà ở không phải qua sàn thì chủ đầu tư phải có văn bản thông báo về số lượng, địa chỉ nhà ở và loại nhà ở được phân chia kèm theo danh sách tên, địa chỉ các đối tượng được phân chia nhà ở để Sở Xây dựng nơi có dự án nhà ở xác nhận. Không chỉ vậy, Sở Xây dựng địa phương còn có trách nhiệm đối chiếu với số lượng nhà ở theo thiết kế, quy hoạch của dự án đã được phê duyệt để xác nhận danh sách các đối tượng, loại nhà ở và địa chỉ, diện tích của nhà ở được phân chia. Danh sách này chỉ được xác nhận một lần và được lưu tại Sở để theo dõi, kiểm tra.
Ông Hiệp cũng cho biết luật còn quy định chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải phân chia đúng số lượng, địa chỉ, loại, diện tích nhà ở và đúng tên các đối tượng đã được Sở xác nhận.
Không chỉ quy định chặt chẽ về danh sách phân chia 20% sản phẩm nhà ở ưu đãi mà người được phân chia nhà ở còn không được chuyển nhượng quyền được phân chia nhà ở cho tổ chức, cá nhân khác. Và khi đã xây dựng xong phần móng thì chủ đầu tư mới được ký hợp đồng mua bán nhà ở với các đối tượng đã được phân chia sản phẩm nhà ở.
Trong trường hợp này, hợp đồng mua bán nhà ở và giấy xác nhận của Sở Xây dựng mới là cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người mua nhà.

Hợp đồng vay vốn, góp vốn

Tuy nhiên, kể từ ngày 8/8/2010, Nghị định 71 cp không cho phép việc chuyển nhượng đối với đất dự án dạng hợp đồng góp vốn đối với dự án mới (chi tiết ở khoản 1, điều 60). Do vậy, những hợp đồng hợp tác ký trước ngày 8/8/2010 cũng sẽ không được phép thực hiện việc huyển nhượng đến khi ký hợp đồng mua bán với chủ đầu tư.

Thị trường của những nhà đầu tư dài hạn

Dưới tác động của Nghị định 71, khi thị trường bất động sản ngưng giao dịch đối với phân khúc đất dự án dưới dạng hợp đồng vốn góp thì phân khúc nhà và đất có chủ quyền được kỳ vọng sẽ sôi động hơn. Cầu về bất động sản sẽ chuyển sang đất và nhà có chủ quyền thay vì đầu tư đất dự án ở trên. Đồng thời, cung đối với nhà và đất có chủ quyền cũng tăng.

Khó tăng giá trong ngắn hạn

Từ góc nhìn của người viết, trong ngắn hạn, thị trường bất động sản tại Việt Nam “hậu” Nghị định 71 sẽ khó có khả năng tăng giá, vì những lý do sau:
Thứ nhất, sự thiếu vắng các nhà đầu cơ trên thị trường thứ cấp, thị trường không có lực kéo để có thể tăng giá.
Thứ hai, nhiều khả năng Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ tiếp tục áp dụng chính sách tiền tệ thắt chặt trong thời gian tới nhằm ổn định tiền đồng. Thêm vào đó, việc nâng hệ số rủi ro đối với cho vay bất động sản tăng lên 250% từ mức 100% áp dụng từ ngày 1/10/2019 không khuyến khích ngân hàng cho vay đối với bất động sản đối với cả nhà đầu tư thứ cấp và chủ đầu tư.
Thứ ba, sau một thời gian dài tăng giá, giá bất động sản hiện tại không hề rẻ khi so sánh với các nước trong khu vực và định giá theo phương pháp chiết khấu dòng tiền. Tại Tp.HCM, từ đầu năm 2006 cho đến nay, giá đất tăng khoảng từ 2-4 lần, tại Hà Nội, giá đất thậm chí tăng cao hơn trong cùng khoảng thời gian.

Cẩn thận với những tin đăng cho thuê nhà giá rẻ

0 nhận xét

Hiện nay có rất nhiều tin đăng ” cho thuê nhà giá rẻ” so với thị trường rất nhiều, nhưng chúng ta cần cẩn thận để không bị mất tiền.
Đây là câu chuyện thật 100% mà do chính Huế là người đi thuê nhà trong tháng 9 này gặp phải. Ngày 24/09 mình có đọc một thông tin trên mạng là:
“ Cho thuê nhà chung cư mới chính chủ gần đường Phạm Ngọc Thạch, DT 90m2, 2PN, 1PK, 2P, bếp, có điều hòa, nóng lạnh, miễn trung gian, giá 5,2 triệu. Tel. 0903282641”
Và ngay lập tức tôi gọi cho anh này có tên là Kiên. Chúng tôi thấy giá hợp lí quá liền đi đến xem ngay. Trên đường đi chúng tôi đang cảm thấy vui mừng vì mình sắp thuê được nhà ưng ý và khá rẻ. Khi đến nơi chúng tôi gọi cho anh để anh dẫn chúng tôi vào nhà thì anh nói rằng “ Anh đang đi công tác nên không về được. 2 vợ chồng cứ xem đi thích rồi thì gọi điện lại. Thủ tục là việc là đặt cọc và chuyển khoản qua mạng, sau đó anh sẽ gửi chìa khóa qua đường bưu điện về cho.” Khi chúng tôi nghe xong qua thấy nghi ngờ và lúc đấy còn nói rằng “ Hay mình đánh quả bài thử xem, mấy trăm nghìn cũng nhỏ mà được thì được nhiều.”
Chúng tôi tiếp tục đi vào bên trong lên tầng 10, trong khi đi lên tầng 10 thì gặp chị ban Quản lý dự án thì thấy chị ấy bảo “ Ở đây làm gì có diện tích 90m2, chị đang có 1 căn tầng 16, diện tích 72m2 cho thuê là 9 triệu ( không thương lượng).” Chúng tôi càng nghi ngờ hơn và lên xem thì thấy khóa cửa. Nhưng nhìn từ cửa bên ngoài vào tòa 17 tầng đó chúng tôi rất thích vì ở đây rất sang trọng, sang trọng từ thang máy, các số bấm của nó không phải giống các thang máy khác mà nó là thang máy cảm ứng ( phím bấm giống Iphone). Cửa bên ngoài thì rất xịn giống ở The Manor. Chúng tôi nghi mình bị lừa rồi. Tiếp tục đi xuống đi sang tòa bên 14 tầng thì thấy nó đã có người ở rồi. Chúng tôi đi vào quán ăn và gọi cho cha giàu thì cha giàu nói ngay lập tức là không nên chuyển tiền vì trên báo có nhiều trò lừa như này rồi.
Lúc ấy tôi vẫn rất thích và tôi cố gắng gọi thêm 1 lần nữa cho anh ấy bằng số của mình. Hắn trả lời y nguyên giống như nói với anh Tuấn. Hắn nói đang ở trong Đà Nẵng, tôi định nhờ người quen đến gặp hắn để trò chuyện xem thật hư ra sao. Nhưng tôi cuối cùng quyết định thôi vì chắc chắn là lừa rồi.
Bài học để có kinh nghiệm với những tin đăng cho thuê nhà giá rẻ
– Không bất động sản nào mà người cho thuê hay người bán lại để thấp hơn giá thị trường đến 1/2 giá.
– Khi một người chủ nhà muốn cho thuê thật sự thì không bao giờ bắt chuyển khoản qua ngân hàng mà người thuê cần phải xem hợp đồng hoặc sổ đỏ của căn nhà đấy rồi mới đặt cọc ( chớ để lòng tham làm mất ý chí).
– Trên mạng có rất nhiều tin đăng rồi nói đi công tác nên cẩn thận.
Trên đây là kinh nghiệm lần đi thuê nhà của tôi. Mặc dù tôi làm bất động sản nhưng mà vẫn bị mắc phải cho nên người đi thuê hay mua nhà cần phải cẩn thận và xem xét kĩ.

Cẩn thận với hợp đồng vay vốn chung cư

0 nhận xét

Những ngày này, tại sàn bất động sản SeABank luôn đông nghịt khách hàng đến chuyển đổi từ hợp đồng vay vốn đầu tư căn hộ thuộc toà nhà Skylight tại 125D Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội) do TCty Cơ khí xây dựng (Coma) làm chủ đầu tư sang hợp đồng mua bán.
Lẽ ra, sau 3 năm chờ đợi dự án khởi động, đây phải là ngày khách hàng phấn khởi vì trồng cây sắp tới ngày ăn trái, nhưng ngược lại, không ít khách hàng nhăn nhó vì giá trong hợp đồng mua bán do chủ đầu tư đưa ra lên tới 21 triệu đồng/m2. “Biết ăn phải trái đắng, nhưng đã đâm lao thì phải theo lao, biết làm sao…” – một nhà đầu tư cho biết.
Thiệt hại vì không đọc kỹ hợp đồng
Chị N.T.H, một nhà đầu tư căn hộ Skylight cho biết, đầu năm 2009 chị nộp 600 triệu đồng để ký hợp đồng vay vốn đầu tư căn hộ tại toà nhà này với giá ghi trong hợp đồng là 16,8 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, để mua được suất đầu tư này, chị đã phải chi thêm tiền chênh lệch là 2,5 triệu đồng/m2. Nay, sau hơn 1 năm chờ đợi, chị được chủ đầu tư mời đến để ký hợp đồng mua bán, thì được thông báo giá ký hợp đồng mua bán căn hộ của chị lên tới gần 21 triệu đồng/m2 và phải nộp ngay 40%.
Chị H nói mình vẫn là người may mắn, vì chị mới đầu tư vào căn hộ này được hơn 1 năm, có những người “theo” toà nhà này từ cách đây 3 năm, thử làm phép tính: Với mức vốn đầu tư ban đầu là 600 triệu đồng, cộng thêm từ 200-300 triệu đồng tiền mua suất, nếu chỉ gửi ngân hàng lấy lãi suất tiết kiệm, thì bây giờ dù có bán suất (theo giá mới 21 triệu đồng/m2) được từ 300 – 400 triệu đồng/căn (mức giá hiện đang giao dịch trên sàn bất động sản SeABank) thì cũng chẳng ăn thua gì, nếu không nói là lỗ vì mất nhiều cơ hội đầu tư khác hấp dẫn hơn.

Mô hình tòa nhà Skylight 125D Nguyễn Thị Minh Khai (Hà Nội). Ảnh: P.V
Soi lại hợp đồng mới thấy, chủ đầu tư thật khôn ngoan khi chẳng có dòng nào cam kết giá 16,8 triệu đồng/m2 là giá bán, mà chỉ là giá tại thời điểm vay vốn. Chủ đầu tư có quyền điều chỉnh giá căn hộ tại thời điểm ký hợp đồng mua bán (!). Nắm đằng lưỡi, chỉ nhà đầu tư “lướt sóng” là hưởng lợi, còn những nhà đầu tư dài hơi, hoặc có nhu cầu ở thực sự thì đành phải chấp nhận thiệt thòi.
Rủi ro vì gặp chủ đầu tư không chuyên nghiệp
Theo ông Lê Minh Dũng – Giám đốc phát triển đầu tư và kinh doanh của công ty tư vấn và quản lý bất động sản CB Richard Ellis (CBRE Việt Nam), trên thị trường BĐS hiện nay, sẽ là rủi ro rất cao nếu nhà đầu tư không tinh, đầu tư vào các dự án của các chủ đầu tư không chuyên nghiệp.
Định dạng các chủ đầu tư này, theo ông Dũng, là những chủ đầu tư không dự kiến được những nguyên nhân khách quan sẽ tác động đến giá thành công trình, ví dụ như biến động giá cả vật liệu xây dựng, giá nhân công, giá đền bù giải phóng mặt bằng, giá đất theo giá thị trường… Khi không chủ động được những yếu tố quan trọng này thì rất khó xác định được giá bán sản phẩm cuối cùng, vì vậy trong hợp đồng vay vốn với khách hàng, họ chỉ ghi chung chung, không cam kết giá bán cụ thể, đẩy rủi ro về phía nhà đầu tư. Đó là chưa kể đến yếu tố, với một vài chủ đầu tư, ngoài nguyên nhân kể trên, còn có nguyên nhân khác là do giá bất động sản tăng đều qua các năm (trừ giai đoạn khủng hoảng kinh tế), nên nảy sinh lòng tham, bắt chẹt nhà đầu tư trót theo mình từ giai đoạn đầu, buộc phải mua theo giá mới.
“Với các chủ đầu tư chuyên nghiệp và coi trọng tên tuổi thương hiệu của mình, khi lập phương án đầu tư, họ luôn có hệ số dự phòng nên không bị động nhiều về tiến độ thực hiện dự án cũng như những biến động về giá cả. Nhà đầu tư thông minh là nhà đầu tư biết lựa chọn những dự án của các chủ đầu tư có uy tín, có hợp đồng cam kết ban đầu chắc chắn, khẳng định được giá sản phẩm” – ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, tại thời điểm này, thị trường căn hộ đang chững. Nhiều dự án ở các vị trí phía tây Hà Nội được đánh giá là “nóng” như dự án căn hộ cao cấp Euroland của làng Việt kiều Châu Âu đã gần đến giai đoạn giao nhà, giá cũng chỉ hơn 23 triệu đồng/m2. Các dự án căn hộ cao cấp – phân khúc đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm – như Mulberry Lane của Capitaland Hoàng Thành tại Khu đô thị Mỗ Lao; dự án Royal City của công ty cổ phần Vincom trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân)… cũng đang bung hàng ra bán, giá tuy gần 2.000USD/m2 nhưng là căn hộ chất lượng cao, chìa khoá trao tay với nhiều tiện ích đi kèm, tiến độ trả tiền hấp dẫn, từ 10-20% cho từng giai đoạn… Với nhiều lựa chọn như vậy, nhà đầu tư nên bình tĩnh để tìm cho mình một cơ hội đầu tư thích hợp, thay vì lao vào những dự án với các hợp đồng vay vốn không cam kết giá, tiến độ kéo dài mà rủi ro cuối cùng nhà đầu tư lĩnh trọn!
Theo Lao Động

Rủi ro thường gặp khi đi mua nhà

0 nhận xét

Hiện nay có rất nhiều trường hợp khi đi mua nhà mà nhà đó lại không phải thuộc diện bị vào quy hoạch mà lại đang bị niêm phong hoặc trong tầm điều tra kiểm soát của Nhà Nước
Theo quy định, nhà đất tham gia giao dịch phải đảm bảo không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền. Do đó nhà đất nào đang bị kê biên hoặc bị cấm chuyển nhượng… gọi chung là bị hạn chế giao dịch thì đều không được chuyển nhượng, nếu chuyển nhượng thì chắc chắn bị vô hiệu.
Nhưng thực tế có rất nhiều trường hợp nhà đất đang nằm trong tình trạng bị hạn chế giao dịch nhưng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà lại không bị tạm giữ hoặc tịch thu thìgười mua hoàn toàn không thể biết được tình trạng “khó ở” của căn nhà, thấy có sổ nên yên tâm và đồng ý mua. Điều này rất khó vì không biết tìm hiểu ở đâu.
Cơ quan kiểm soát
Một nguyên nhân hết sức quan trọng dẫn tới các rủi ro cho người mua tài sản, đó là các quyết định đó là về việc hạn chế giao dịch của các cơ quan có thẩm quyền như tòa án, cơ quan thi hành án, viện kiểm sát… thường chỉ có chính cơ quan đó và đương sự biết, chứ không được công bố rộng rãi và cũng không có một cơ quan nào có thể quản lý thống nhất được việc này. Thậm chí có trường hợp tài sản ở tỉnh này nhưng cơ quan ra quyết định hạn chế giao dịch lại thuộc tỉnh khác.
Người bán thì lại không có lương tâm vì muốn bán tán tài sản của mình hoặc để tránh thực hiện nghĩa vụ, họ lại càng cố gắng bưng bít thông tin. Cuối cùng là do không có sự kết nối thông tin đồng bộ giữa phía công chứng và các cơ quan ban hành quyết định nên hợp đồng cũng “qua” trót lọt khâu công chứng.
Có rất nhiều trường hợp mua xong rồi, kí hợp đồng và trả tiền xong thì không có nhà để ở. Còn một số trường hợp khác khi tôi đi xem nhà thì mảnh đất rất đẹp, rất kết và người chủ nhà nói về mảnh đó rất tốt rồi là sau đó sẽ có con đường mở ra
Hiện nay, cơ chế quản lý thông tin bằng việc quy về một đầu mối đã được áp dụng đối với tài sản bị hạn chế giao dịch do đang bị cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Cơ chế này đã và đang phát huy tốt, vì vậy tôi cho rằng việc quản lý thông tin về hạn chế giao dịch tài sản cũng nên áp dụng như thế.
Theo đó, tất cả quyết định của cơ quan có thẩm quyền như tòa án, viện kiểm sát, thi hành án và các cơ quan nhà nước khác về việc hạn chế giao dịch đối với nhà đất thì nên đưa về văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, còn nếu tài sản bị hạn chế là động sản (như máy móc, thiết bị, tàu thuyền, xe cộ…) thì đưa về Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản thuộc Bộ Tư pháp.
Để đảm bảo thông tin của hai cơ quan nói trên luôn được chính xác, đầy đủ thì nên có quy định: các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền có liên quan đến tình trạng pháp lý của tài sản, liên quan đến hạn chế giao dịch tài sản chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba sau khi đã được văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Trung tâm đăng ký giao dịch, tài sản ghi nhận vào hệ thống cơ sở dữ liệu.
Theo tôi, cơ chế này sẽ giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin trước khi quyết định thực hiện các giao dịch lớn như mua nhà đất, hạn chế rủi ro cũng như tranh chấp xảy ra. Đối với các văn phòng công chứng, đây cũng sẽ là một kênh thông tin quan trọng giúp hoạt động của công chứng được chính xác hơn, tránh được các rủi ro cho văn phòng công chứng.

Mua nhà bằng hợp đồng ủy quyền

0 nhận xét

Vì nhiều lý do, có không ít người đã chọn hình thức mua bán căn hộ hợp đồng ủy quyền công chứng. Hình thức mua bán tiềm ẩn rất nhiều rủi ro này đang có chiều hướng gia tăng.
Thông tin từ các phòng công chứng cho biết, có đến 60% giao dịch nhà đất bằng hình thức này.
Để ghi nhận “chuyển quyền sở hữu căn hộ”, bên mua và bán thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền tại phòng công chứng. Sau khi hoàn tất hợp đồng ủy quyền, các bên dường như yên tâm rằng hợp đồng mà mình lập đã “ổn”. Bởi bên mua đã được cơ quan công chứng chứng thực việc hưởng mọi quyền của một chủ sở hữu đối với bất động sản. Thế nhưng, mọi chuyện không như thế.
Theo phân tích của luật sư (LS) Nguyễn Văn Trường, Trưởng văn phòng LS Trường, Đoàn LS Tp.HCM, người mua nhà đất bằng hợp đồng ủy quyền gặp rất nhiều rủi ro. Hợp đồng ủy quyền có thể công chứng được nhưng người thụ hưởng chỉ có thể thực hiện quyền trong phạm vi được ủy quyền là thay mặt bên ủy quyền nhận giấy tờ, làm các nghĩa vụ tài chính (thực tế giấy tờ nhà cũng đứng tên bên ủy quyền). “Tiền mình nộp, giấy tờ mình cầm nhưng tên người ta, nếu người ta công bằng thì thực hiện công chứng hợp đồng mua bán chính căn hộ đó cho mình, nếu họ “trở chứng” thì xem như rắc rối to”.

Mua nhà bằng hợp đồng ủy quyền gặp nhiều rủi ro
Năm 2009, anh Nguyễn Hoàng Thông quyết định mua căn hộ Minh Thành, Q.7, Tp.HCM bằng cách bên mua và bên bán cùng ra công chứng làm hợp đồng ủy quyền (do căn hộ đang trong quá trình chờ cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu). Vài tháng sau, anh muốn sang nhượng căn nhà cho người khác, đến nhờ chủ cũ làm lại ủy quyền lần nữa (hủy ủy quyền cũ) thì liền bị chủ cũ “làm khó”. Thế là anh phải chi “nặng” cho vị chủ này dù khi mua, họ hứa sẽ sẵn sàng làm ủy quyền lại, nếu anh có ý định bán căn hộ.
Không may mắn như anh Thông, vợ chồng chị Thùy Trang cũng mua căn hộ với dạng ủy quyền tương tự, nhưng đến ngày có giấy chứng nhận quyền sở hữu, theo thỏa thuận, chủ căn hộ, ông M. phải ra công chứng hủy hợp đồng ủy quyền để làm thủ tục sang tên cho vợ chồng chị thì ông M. lâm bệnh, qua đời. Mọi chuyện trở nên rắc rối khi các con của ông M. bắt đầu hục hặc nhau chuyện chia chác căn hộ này, không ai đứng ra làm giấy tờ cho vợ chồng anh chị. Thế là kéo nhau đi kiện.
Cùng chung cảnh ngộ, hiện những người đã trót mua căn hộ tại dự án tái định cư Tân Mỹ, Q.7 (dành cho những người thuộc diện giải tỏa ở rạch Ụ Cây, Q.8) như ngồi trên đống lửa khi mới đây, công an đã vào cuộc ngăn chặn tình trạng sang nhượng lại căn hộ.
Những trường hợp như trên không phải là cá biệt, khi hiện nay tại các phòng công chứng, số lượng giao dịch nhà đất bằng hình thức này chiếm đến 60%.
Văn phòng tư vấn SG từng tiếp nhận nhiều vụ khi giao dịch mua bán đã hoàn tất, nhưng vì giá bất động sản lên cao, bên bán đã yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền, khi đó các bên sẽ phải trở về vị trí trước khi giao kết hợp đồng, hoàn lại cho nhau những gì thuộc về bên kia. Không những thế, nếu bên ủy quyền bỗng dưng mất tích hoặc qua đời… thì xem như hợp đồng cũng “chết” theo. Tóm lại, người mua nhà đất dưới hình thức này luôn “nắm dao đằng lưỡi”.
LS Trường khuyên, không nên mua bán theo hình thức hợp đồng ủy quyền. Có thể làm hợp đồng vay tiền có điều kiện hoặc hợp đồng đặt cọc với chế tài phạt tương ứng để bên bán không thể trở mặt và sau khi có đủ điều kiện làm giấy tờ nhà thì bên bán phải thực hiện nghĩa vụ sang tên.
Một số rủi ro pháp lý có thể gặp khi mua nhà bằng hợp đồng ủy quyền:
– Một bên có thể yêu cầu tòa án tuyên vô hiệu hợp đồng ủy quyền.
– Trong mọi trường hợp, người thừa kế của bên được ủy quyền đều không được thừa kế quyền của người được ủy quyền trong hợp đồng ủy quyền.
– Bên ủy quyền có nghĩa vụ với một bên thứ ba, các chủ nợ có quyền yêu cầu phong tỏa, kê biên và phát mãi các tài sản của bên ủy quyền, bao gồm cả bất động sản đã “chuyển nhượng” theo hợp đồng ủy quyền.
– Khi có nhu cầu vay vốn, bên được ủy quyền mang bất động sản thế chấp cho ngân hàng thì một số ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng nước ngoài, từ chối việc nhận thế chấp, vì các ngân hàng hiểu rõ bản chất và ngần ngại về hệ lụy của giao dịch mua bán – ủy quyền này.
– Có thể ký hợp đồng ủy quyền cho nhiều người (thực tế là đem một sản phẩm bán cho nhiều người).
LS Lư Ngọc Thu (Đoàn luật sư Tp.HCM)
(Theo PNO)

Chính thức được mua bán căn hộ chung cư mini

0 nhận xét

Ngày 15/10, thông tư 16 hướng dẫn nghị định 71/CP chính thức có hiệu lực cho phép tư nhân phát triển, xây và giao dịch mua bán chung cư mini . Đây là nét mới quan trọng trong thông tư này.
Mặc dù thông tư 16 có hiệu lực nhưng quan điểm của một số địa phương, đặc biệt là UBND TPHCM không đồng ý cho phép xây căn hộ siêu nhỏ, diện tích 20m2 trên địa bàn thành phố. Trong ảnh: Một khu chung cư mini trên đường Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy
* Theo đó hộ gia đình, cá nhân xây dựng nhà ở tại đô thị từ 2 tầng trở lên mà mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên và mỗi căn hộ được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín thì diện tích sàn xây dựng mỗi căn hộ tối thiểu phải là 30m2; đồng thời phải đáp ứng các quy định về nhà chung cư theo quy định tại điều 70 của Luật nhà ở.
– Nhà ở có đủ điều kiện quy định như nêu trên mà hộ gia đình, cá nhân có yêu cầu sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với từng căn hộ trong nhà ở đó.
* Đặc biệt, mỗi căn hộ riêng lẻ trong chung cư mini này được cho phép bán, cho thuê khi đã có giấy chứng nhận quyền sở hữu.
Khi bán căn hộ thì hộ gia đình, cá nhân phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất cho người mua theo hình thức đất sử dụng chung.
Trên thực tế, loại hình chung cư mini đã phát triển khá nhanh ở Hà Nội, đặc biệt là khu vực trung tâm – nơi “đất chật người đông” và giá rất đắt đỏ, vài năm trở lại đây. Thông thường đó là những toà nhà cao từ 5-7 tầng, xây trên lô đất diện tích từ 150-300m2, mỗi tầng có từ 2-3 căn hộ xây khép kín.
* Chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân trước khi xây dựng các toà nhà này chỉ cần xin giấy phép xây dựng như một gia đình bình thường, không phải lập dự án theo Luật nhà ở.
Xây xong, họ bán từng căn cho những người có nhu cầu. Mức giá sơ cấp theo ghi nhận thường từ 6-7 triệu đồng/m2. Về sau mua đi bán lại, có thể lên tới 15-16 triệu đồng/m2.
* Qua khảo sát một số toà nhà loại này cho thấy, chủ đầu tư sau khi xây dựng và bán xong, quyền sở hữu và quản lý thuộc về các hộ dân.
Như vậy, loại hình chung cư tư nhân trước đây chúng ta chưa tính đến. Nhưng nay thực tiễn cuộc sống xảy ra, Nghị định cũng đi theo hướng tháo gỡ, công nhận quyền sở hữu cho người mua nhà, chứ không đi theo hướng phủ quyết.
Được biết việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu những căn hộ loại này trước khi Nghị định 71 và thông tư 16 có hiệu lực thì mỗi địa phương lại xử lý một cách khác nhau, thiếu đồng bộ, thống nhất: có nơi cấp, có nơi không đồng ý cấp.

Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký mua nhà thu nhập thấp Kiến Hưng

0 nhận xét

I. Căn cứ:

– Căn cứ Quyết định số: 34/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 của UBNDTP?Hà Nội về việc ban hành quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua và quản lý sử dụng nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

II. Thành phần hồ sơ gồm có:

Bảng dưới
Một số điểm cần lưu ý khi thực hiện hồ sơ
-Phụ lục số 01:
+ Gửi đơn trực tiếp cho chủ đầu tư dự án (Kính gửi: Cty CP Bê tông và Xây dựng Vinaconex Xuân Mai).
+ Dự án chỉ thực hiện hình thức bán (mua) không có hình thức thuê, thuê mua.
+ Mức thu nhập bình quân của hộ gia đình là tổng mức thu nhập (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, các khoản thu nhập thường xuyên khác) của các thành viên có thu nhập thường xuyên được kê khai và có xác nhận của đơn vị quản lý chia cho tổng các thành viên của hộ gia đình đó;
– Phụ lục số 01a:
+ Gửi UBND cấp phường nơi ở hiện tại ký, đóng dấu xác nhận tính chính xác về: Hộ khẩu, số nhân khẩu, tình trạng nhà ở của hộ gia đình (Chưa có nhà ở, đất ở thuộc sở hữu của hộ hoặc đã có nhà ở với diện tích < 5m2/người)
+ Trường hợp đối tượng thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì phải có xác nhận của đơn vị nơi người đó đang công tác về chức vụ, thời gian công tác, thực trạng về nhà ở.
+ Họ và tên chủ hộ: theo sổ hộ khẩu đã đăng ký;
– Phụ lục số 01b:
+ Tên cơ quan, đơn vị quản lý của người được xác nhận;
+ Đối với lao động tự do, kinh doanh cá thể UBND cấp phường xác nhận về đối tượng, nghề nghiệp không cần xác nhận mức thu nhập;
+ Đối với các đối tượng đăng ký thuộc Bộ Quốc phòng thì gửi thêm 01 bản sao Giấy xác nhận theo mẫu tại Phụ lục số 01b do cơ quan, đơn vị nơi đang công tác xác nhận về Bộ Chỉ huy quân sự TP Hà Nội để tổng hợp.
Một số điểm cần lưu ý khi đi nộp hồ sơ
– Khi khách hàng mang hồ sơ đến nộp, chủ đầu tư có trách nhiệm nhận và bảo quản hồ sơ theo đúng biên bản giao nhận với khách hàng. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ người nhận hồ sơ có trách nhiệm ghi rõ lý do chưa giải quyết và trả lại cho người nộp hồ sơ thực hiện bổ sung, hoàn thiện. Thời gian nộp lại hồ sơ tối đa trong vòng 15 ngày kể từ ngày trả lại hồ sơ (mỗi người chỉ được bổ sung, hoàn thiện hồ sơ 01 lần).
– Mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân chỉ được làm 01 bộ hồ sơ, khi khách hàng không đủ điều kiện mua tại dự án sẽ được trả lại bộ hồ sơ theo biên bản giao nhận đã ký và nêu rõ lý do.
– Các cá nhân phải mang theo chứng minh thư nhân dân và trực tiếp nộp, ký giấy biên nhận hồ sơ tại địa điểm do Cty quy định. Cty không nhận hồ sơ do người khác nộp hộ vì bất kỳ lý do nào.
– Các loại giấy tờ, văn bằng, chứng nhận liên quan hoặc có ảnh hưởng trực tiếp đến điểm của hồ sơ cần được phôto công chứng, chứng thực hoặc xác nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
– Chủ đầu tư chỉ nhận hồ sơ đăng ký mua nhà tại một địa điểm duy nhất là:
Tầng 1, Tòa nhà CT1 Ngô Thì Nhậm- Hà Đông- Hà Nội.
– Mọi chi tiết xin liên hệ đường dây nóng:
Phòng Kinh doanh: 04 23 220 324
Hoặc trên website: www.xmcc.com.vn
Hoặc địa chỉ email: xmchud@gmail.com
TT
Thành phần Hồ sơ
Số lượng
Ghi chú
1
Đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở theo mẫu tại Phụ lục số 01 (Theo Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 của UBND TP Hà Nội)
01 Bản chính 2
Giấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng chỗ ở theo mẫu tại Phụ lục số 01a (Theo Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 của UBND TP Hà Nội) do UBND cấp phường xác nhận (Riêng đối tượng có hộ khẩu thuộc lực lượng vũ trang thì việc xác nhận thực hiện theo quy định)
01 Bản chính 3
Giấy xác nhận về đối tượng và thu nhập theo mẫu tại phụ lục số 01b (Theo Quyết định số 34/2010/QĐ-UBND ngày 16/8/2010 của UBND TP Hà Nội) do cơ quan, đơn vị nơi từng thành viên trong hộ gia đình đang làm việc xác nhận
Mỗi cá nhân một bản 4Bản sao chứng thực CMTND.Người làm đơn 5Bản sao công chứng sổ Hộ khẩu  6
Giấy tờ ưu tiên: Đối với trường hợp là đối tượng được ưu tiên yêu cầu phải có đầy đủ giấy tờ chứng minh:
– Người hoạt động cách mạng trước 1/1/1945 (Lão thành cách mạng); người hoạt động cách mạng Tiền khởi nghĩa; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; bà mẹ Việt Nam anh hùng; anh hùng LLVTND, AHLĐ trong kháng chiến; thân nhân liệt sỹ (bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, người có công nuôi dưỡng liệt sỹ) hưởng tuất nuôi dưỡng hàng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
– Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới (không thuộc đối tượng quy định tại Pháp lệnh ưu đãi NCC)
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh loại B bị suy giảm khả năng lao động dưới 81%; thân nhân liệt sỹ; người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học suy giảm khả năng lao động dưới 81%.
– Giáo sư, nhà giáo nhân dân; thầy thuốc nhân dân; nghệ sỹ nhân dân; người được khen thưởng Huân chương Hồ Chí Minh; Huân chương Độc lập các hạng; Huân chương Quân công các hạng; Huân chương Bảo vệ Tổ quốc các hạng; Huân chương chiến công các hạng; Huân chương lao động hạng Nhất;
– Phó giáo sư; nhà giáo ưu tú; thầy thuốc ưu tú; nghệ sỹ nhân dân; chiến sỹ thi đua Toàn quốc, người lao động có tay nghề bậc cao nhất của ngành nghề được cấp có thẩm quyền công nhận.
– Trong hộ gia đình có 02 CBCNV có thâm niên công tác mỗi người trên 25 năm
– Đối với bản sao thì phải công chứng, chứng thực
– Những giấy tờ xác nhận của cấp có thẩm quyền thì phải là bản gốc


(Theo BXD)

Các tiêu chí khi chọn mua chung cư

0 nhận xét

Tiêu chí đầu tiên – What? (mua cái gì) – người mua cần phải lựa chọn cho mình một loại hình bất động sản phù hợp. Chọn căn hộ hay nhà phố? Để trả lời câu hỏi này, mỗi người tùy theo hoàn cảnh và sở thích của bản thân để có sự lựa chọn cho riêng mình. Với xu thế hiện nay không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước tiên tiến, căn hộ chung cư là một giải pháp tốt cho tổ ấm mỗi gia đình. Điều này lý giải bởi, căn hộ chung cư bao gồm một mặt bằng sẽ giúp cho các thành viên trong gia đình quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. Bên cạnh đó, các dịch vụ tiện ích chất lượng, môi trường sống trong các khu chung cư ngày càng tốt hơn cũng như có nhiều không gian cho cây xanh và khu vui chơi…
Royal City 
“Where” – ở đâu là tiêu chí thứ 2 mỗi gia đình cân nhắc. Hơn nữa, yếu tố này liên quan mật thiết với yếu tố “How” – giá trị là bao nhiêu. Thường căn hộ hay nhà chung cư ở khu vực càng trung tâm thì giá thành càng cao. Người mua cần tính toán đến vấn đề khoảng cách từ dự án đó đến trung tâm là bao xa, sử dụng được những phương tiện giao thông nào. Ngoài ra, khoảng cách dự án so với các công trình công công xung quanh như: trường học, chợ, bệnh viện, trung tâm văn hóa, siêu thị …cơ cấu kinh tế, mật độ dân số và môi trường khu vực đó và cơ sở hạ tầng cũng cần chú ý tới. Liên quan tới yếu tố giá thì việc tiến độ thanh toán cũng sẽ là một yếu tố cân nhắc quan trọng.
“When” – mua khi nào – cũng là một vấn đề đặt ra và người mua cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu như khi mua các nhà riêng biệt thì có thể cân nhắc vào thời điểm mua sắm phù hợp với tình hình tài chính và thường thì cao điểm hay rơi vào khoảng thời gian cuối năm; tuy nhiên nếu lựa chọn loại hình mua căn hộ chung cư thì không hẳn người mua là người quyết định thời điểm mà thời điểm mua tốt nhất chính là khi chủ đầu tư công bố chào bán dự án. Nhanh chân đăng ký, người mua có thể đăng ký mua ở giá gốc và không mất quá nhiều chi phí trung gian.
Khi người tiêu dùng đã trở nên thông minh hơn, họ sẽ luôn cân nhắc thêm một yếu tố cũng rất quan trọng, đó chính là “Who” – Ai là chủ đầu tư. Để lựa chọn chủ đầu tư, người mua cần lưu ý đến các điểm sau: Các công trình chủ đầu tư đó đã thực hiện. Điều này sẽ giúp cho người mua tại dự án sắp tới có được những đánh giá nhìn nhận cụ thể qua dự án đã đi vào hoạt động. Điều thứ hai của việc lựa chọn chủ đầu tư là thương hiệu. Qua tiến độ và chất lượng dự án đã thực hiện sẽ thể hiện thương hiệu của chủ đầu tư. Yếu tố quy mô số vốn điều lệ của chủ đầu tư cũng có vai trò quan trọng đến tiến độ thực hiện dự án. Cuối cùng, bạn cần quan tâm lĩnh vực hoạt động chính của công ty đó là gì? Một chủ đầu tư chuyên về lĩnh vực bất động sản sẽ có nhiều kinh nghiệm hoạt động hơn bất kỳ một công ty khác.
(Theo Báo Xây dựng)

Các rủi ro với hợp đồng đặt cọc mua nhà

0 nhận xét

Để làm rõ khía cạnh pháp lý về hình thức giao dịch mới trở nên phổ biến này, nhất là về tính hợp pháp của hợp đồng và những rủi ro của nó, phóng viên Sài Gòn Tiếp Thị đã trao đổi với TS Phạm Văn Võ, phó trưởng khoa luật Thương mại, trường đại học Luật Tp.HCM.
Theo ông, tại sao lại có sự thay đổi từ góp vốn sang đặt cọc?

Ảnh minh hoạ. Ảnh: TL SGTT
Trước khi có nghị định 71/2010/NĐ-CP, tuy luật Kinh doanh bất động sản không đề cập đến hình thức giao kết hợp đồng góp vốn nhưng cũng không cấm. Do vậy, để có thể huy động vốn từ khách hàng trước khi xây dựng xong phần móng (luật Nhà ở chỉ cho phép chủ đầu tư huy động tiền ứng trước của người mua nhà ở hình thành trong tương lai khi đã xây dựng xong phần móng), chủ đầu tư thường chọn hình thức ký kết hợp đồng góp vốn theo quy định của bộ luật Dân sự, luật Đầu tư.
Hiện nay, nghị định 71 và thông tư 16/2010/TT-BXD đã chính thức cho phép chủ đầu tư được ký kết hợp đồng góp vốn và người góp vốn được phân chia sản phẩm là nhà nhưng theo hướng không phải “mở” hoàn toàn. Cụ thể, nghị định 71 chỉ cho phép chủ đầu tư dự án khu nhà ở được dùng tối đa 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án để phân chia cho người có hợp đồng góp vốn. Chủ đầu tư chỉ được ký hợp đồng góp vốn khi đã có dự án phát triển nhà ở được phê duyệt, đã thực hiện khởi công xây dựng công trình nhà ở và đã thông báo cho sở Xây dựng nơi có dự án phát triển nhà ở. Trong phạm vi địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mỗi hộ gia đình hoặc cá nhân chỉ được tham gia góp vốn theo hình thức phân chia sản phẩm là nhà ở một lần với số lượng một nhà ở (nhà biệt thự, nhà ở riêng lẻ hoặc căn hộ chung cư); các trường hợp góp vốn còn lại thì chỉ được phân chia lợi nhuận bằng tiền hoặc cổ phiếu. Số lượng nhà còn lại, chủ đầu tư phải bán thông qua sàn giao dịch và chỉ được ký hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai khi có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt, đã xây dựng xong phần móng của nhà ở.
Để có thể huy động vốn mà không phải trả lãi như vay tiền từ ngân hàng hoặc phát hành trái phiếu và huy động từ giai đoạn trước khi xây dựng xong phần móng, các chủ dự án đã chọn giải pháp giao kết hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà.
Bản chất của “hợp đồng đặt cọc” trong trường hợp này là gì? Việc ký hợp đồng này có vi phạm pháp luật hiện hành hay không?
Chiếu theo quy định của bộ luật Dân sự thì trường hợp chủ đầu tư dự án khu nhà ở và khách hàng ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà ở chỉ là biện pháp bảo đảm giao kết hợp đồng. Tuy nhiên, đối với chủ đầu tư, đây còn là một hình thức huy động vốn trá hình. Có nhiều dự án, số tiền đặt cọc lên đến hàng tỉ đồng, thậm chí bằng 50% giá trị hợp đồng mua bán nhà.
Bộ luật Dân sự không cấm chủ đầu tư và khách hàng được ký hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà. Tuy nhiên, quan điểm cá nhân tôi cho rằng nếu xem xét vấn đề này một cách toàn diện trên cơ sở quy định của các văn bản pháp luật có liên quan thì ở đây có sự không ổn về pháp lý và có thể dẫn đến rủi ro cho cả chủ đầu tư và khách hàng.
Cụ thể, “không ổn” và “rủi ro” như thế nào?
Theo quy định của luật Kinh doanh bất động sản, nghị định 153/2007/NĐ-CP, nghị định 71/2010/NĐ-CP và thông tư số 13/2008/ TT-BXD, khi chủ đầu tư bán nhà, bắt buộc phải bán thông qua sàn giao dịch bất động sản (trừ trường hợp bán nhà cho người đã có hợp đồng góp vốn mà bên góp vốn được phân chia sản phẩm là nhà như đã nói ở trên). Theo đó, chủ đầu tư phải công khai những thông tin về nhà ở đưa vào kinh doanh tại sàn giao dịch. Trong thời gian này, tất cả mọi đối tượng đủ điều kiện mua nhà (không phân biệt đã có hợp đồng đặt cọc với chủ đầu tư hay chưa đều được đăng ký mua nhà ở). Nếu số người đăng ký mua nhiều hơn số căn nhà được đưa ra bán, bắt buộc phải xử lý bằng một trong hai cách là: rút thăm hoặc đấu giá. Về lý thuyết, cơ hội mua nhà của người đã có hợp đồng đặt cọc hay không có là như nhau (nếu rút thăm thì tuỳ thuộc vào sự may rủi, còn đấu giá thì ai trả giá cao, người đó được mua).
Như vậy bản thân chủ đầu tư cũng không có quyền quyết định bán nhà trong dự án của mình cho bên đặt cọc?
Đúng vậy. Tuy nhiên, vấn đề này chỉ phát sinh khi số người đăng ký mua nhà ở của chủ đầu tư nhiều hơn số nhà được bán. Trong điều kiện thị trường đang đóng băng như hiện nay, điều này khó xảy ra. Nhưng nếu vậy, liệu bên có nhu cầu mua có cần phải giao cho chủ đầu tư hàng tỉ đồng đặt cọc để bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng mua bán trong khi mà họ có thể chờ chủ đầu tư xây dựng xong phần móng mới ký hợp đồng mua bán một cách dễ dàng? Còn nếu thị trường ấm lên, số người đăng ký mua nhiều hơn số nhà ở được bán thì người đã có hợp đồng đặt cọc cũng chưa chắc được giao kết hợp đồng mua nhà ở. Rủi ro đối với họ là sẽ bị chủ đầu tư chiếm dụng vốn, thậm chí là bị lừa đảo, chiếm đoạt tiền đặt cọc.
Trên thực tế rủi ro này là rất cao vì luật Nhà ở, luật Kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn chúng có những quy định cụ thể để bảo vệ quyền lợi của người ký kết hợp đồng góp vốn… nhưng những quy định này lại không áp dụng trong trường hợp ký kết hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà.
Liệu có thể xảy ra tình trạng chủ đầu tư và sàn giao dịch cố tình công khai thông tin một cách hình thức và dùng những biện pháp khác nhằm ngăn cản người không có hợp đồng đặt cọc đăng ký mua nhà chào bán trên sàn?
Điều này có thể xảy ra nhưng rất khó vì khi thị trường rơi vào tình trạng cung không đủ cầu, chủ đầu tư và sàn giao dịch không chỉ phải “đối phó” với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà còn phải “đối phó” với người có nhu cầu mua nhà. Họ có thể khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm, có thể khởi kiện chủ đầu tư và sàn giao dịch ra toà án.
  Theo ông, người có nhu cầu mua nhà không nên giao kết hợp đồng đặt cọc giữ chỗ mua nhà dự án?  
Tất nhiên là không nên. Nhưng trường hợp giao kết hợp đồng đặt cọc bảo đảm cho việc giao kết hợp đồng góp vốn để bên góp vốn được phân chia sản phẩm là nhà ở thì vẫn được vì, trong trường hợp này, chủ đầu tư có quyền quyết định giao kết hợp đồng góp vốn với ai, việc bán nhà cho người đã có hợp đồng góp vốn cũng không cần phải bán thông qua sàn giao dịch bất động sản. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là, chủ đầu tư chỉ được dùng tối đa 20% số lượng nhà ở trong dự án để phân chia cho người góp vốn mà thôi.
Vậy những người “lỡ” đặt cọc giữ chỗ mua nhà thì nên như thế nào?
Có thể “đòi” lại tiền đặt cọc với lý do hợp đồng đó bị vô hiệu do “nhầm lẫn” hay “giả tạo”.
(Theo SGTT)

Có nên mua nhà lúc này khi thị trường trầm lắng?

0 nhận xét

Sau những đợt tăng nóng, thị trường bất động sản lại trầm lắng. Điều này khiến cho nhiều người phần vân không biết có nên mua nhà trong thời điểm này hay không. Tuy nhiên, một bộ phần khác lại âm thầm lùng mua bởi hai lí do. Thứ nhất, thị trường trầm lắng dễ có cơ hội mua nhà giá gốc và được kí hợp đồng trực tiếp với nhà đầu tư, bớt đi khoản chênh lệch cho trung gian. Thứ hai, các nhà đầu tư có kinh nghiệm giá bất động sản Hà Nội, nhất là những dự án có vị trí đẹp và được phát triển bởi các nhà đầu tư uy tín thường chững lại ở mức cao và chỉ có tăng chứ ít khi giảm.
Tại Hà Nội, việc mua căn hộ trực tiếp từ chủ đầu tư theo giá công bố gần như không tưởng. Chủ đầu tư hay chọn phương án bán cả sàn cho nhà đầu tư thứ cấp nên giá đến người mua thường cao hơn. Trong khi đó, khi chọn mua nhà dự án, nếu không có kinh nghiệm, người mua dễ “hớ”.
Trong phân khúc căn hộ, các dự án danh tiếng có giá bán rất cao 40 -50 triệu đồng/m2. Những dự án có giá thấp hơn thì chất lượng khi hoàn thành cũng là một câu hỏi lớn. Gặp được chủ đầu tư uy tín, người mua sẽ được hưởng lợi từ chất lượng xây dựng, thiết kế, cách phát triển dự án chuyên nghiệp. Nhưng không may “dính” vào dự án phát triển kiểu ăn xổi, người mua rất dễ bị chôn vốn do tiến độ kéo dài, chất lượng hoặc thiết kế không đạt yêu cầu.
Mặt khác, người mua nhà Hà Nội cũng chịu thiệt khi gặp cảnh mua bán “tù mù”. Trong Tp.HCM, người mua có thể thấy trước được căn hộ định mua thông qua nhà mẫu của dự án do chủ đầu tư xây dựng. Còn ngoài Hà Nội, khách chỉ mua trên giấy mà không “tận mục sở thị” bởi chủ đầu tư bớt hẳn hạng mục này cho đỡ tốn kém. Do đó, rất nhiều khách hàng gặp cảnh dự án tăng giá bán so với hợp đồng, căn hộ bị điều chỉnh diện tích thiết kế và chất lượng căn hộ thì đến ở mới biết.
Trong lúc thị trường tăng nóng, những yếu tố rủi ro rất dễ bị khách mua bỏ qua. Giai đoạn trầm lắng là thời điểm tốt nhất để xem xét, “lọc” những dự án tốt để mua ở hay đầu tư. Vẫn còn những nhà đầu tư ăn xổi nhưng cũng có những chủ đầu tư không chạy theo những biến động nhất thời của thị trường, mà chọn hướng phát triển dự án chuyên nghiệp, lâu dài, tạo ra những sản phẩm chất lượng, hướng đến giá trị bền vững và tăng theo thời gian cho người sở hữu.
Một nhà buôn bất động sản lọc lõi tiết lộ, trong lúc thị trường còn vàng thau lẫn lộn, việc chọn mua nhà tại các dự án đã được ngân hàng thẩm định là điều kiện an toàn cho khách mua. Đó là vì công tác thẩm định các dự án của ngân hàng rất chặt chẽ để có thể hạn chế thấp nhất những rủi ro. Với chính sách thắt chặt cho vay tín dụng, chỉ những dự án được đầu tư bài bản có chiều sâu mới thuyết phục được sự thẩm định kỹ càng của các ngân hàng.
(Theo Vietnamnet)

Hãy tự làm “công chứng viên” khi mua nhà

0 nhận xét

Theo điều 5 của Luật Công chứng (CC), công chứng viên (CCV) chỉ chứng nhận khi người tham gia hợp đồng là có thật, chữ ký trong hợp đồng là đúng chữ ký của người tham gia hợp đồng. Thế nhưng, có trường hợp người đã chết cũng… “đến” được Phòng CC  ký tên, lăn tay trong hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (QSDĐ).
Những trường hợp khó hiểu
Cụ thể, ngày 10/9/2009, CCV Lê Văn Tươi (Trưởng phòng CC Tân Bình, TP.HCM) chứng nhận ông Phạm Văn Phận chuyển nhượng QSDĐ thửa đất tại xã Trung Lập Thượng (Củ Chi, TP.HCM) cho bà Trần Thị Minh Hường. Sau đó, bà Hường mang hợp đồng CC đi sang tên và đăng bộ thì bị từ chối. Bà khiếu nại, thì ngày 4/1/2010, Chủ tịch UBND xã Trung Lập Thượng Huỳnh Thanh Tú ký văn bản trả lời: ông Phận đã chết ngày 9/7/2007 (tức 26 tháng trước ngày CC). Chưa hết, số CMND ghi trong lời chứng là 023318260, nhưng số CMND của ông Phận thực tế là 021251350. Còn sổ đỏ của ông thì đã thế chấp ngân hàng.
Tiếp theo, ngày 25/9/2009, CCV Lê Văn Tươi chứng nhận ông Lê Văn Bận chuyển nhượng QSDĐ thửa đất tại xã Trung Lập Thượng cho bà Nguyễn Thị Minh Tuyết. Bà Tuyết cũng không được đăng bộ. Khiếu nại thì ngày 5/7/2010, chủ tịch Huỳnh Thanh Tú lại ra văn bản trả lời rằng: số CMND của ông Bận trong lời chứng khác với số CMND của ông Bận. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của ông Bận cũng không trùng với số cấp và ngày cấp ghi trong sổ tư pháp; chữ ký của Phó chủ tịch UBND xã Lê Thanh Hùng và con dấu của UBND xã đều là giả. Ông Bận khai ông không hề đến Phòng CC Tân Bình ký tên bán đất cho bà Tuyết. Hiện công an xã đã chuyển hồ sơ này về công an huyện thụ lý.

CCV Lê Văn Tươi (x) tiếp PV Báo Phụ Nữ
Chưa hết, ngày 31/12/2009, CCV Lê Văn Tươi chứng nhận ông Nguyễn Văn Nhạt chuyển nhượng QSDĐ thửa đất tại xã Phú Hòa Đông (Củ Chi) cho bà Trương Thị Ngọc Lợi. Bà Lợi không được đăng bộ, bởi vì ngày 21/5/2008 ông Nhạt làm mất giấy chứng nhận QSDĐ này, UBND huyện Củ Chi đã ra quyết định hủy bỏ giấy chứng nhận bản chính và cấp lại phó bản cho ông Nhạt. Ông Nhạt cũng  không đến Phòng CC Tân Bình ký bán đất cho bà Lợi.
Ba nạn nhân trên đến Phòng CC Tân Bình đòi bồi thường thiệt hại do CC theo hồ sơ giả, nhưng họ chỉ được hướng dẫn đi tố cáo ba người bán lừa đảo. Bà Hường khởi kiện Phòng CC này, nhưng TAND Q.Tân Bình chưa thụ lý. Bà khiếu nại lên Sở Tư pháp cũng không được trả lời. Trao đổi với PV Báo Phụ Nữ, ông Tươi trả lời: “Tôi CC đúng quy trình thủ tục, rất mong cơ quan điều tra làm rõ vì người bán có dấu hiệu lừa đảo. Tôi đã giải trình rõ ba vụ việc này lên Sở Tư pháp”. Bà Ngô Minh Hồng – Giám đốc Sở Tư pháp cho biết, Thanh tra Sở mới báo cáo kết quả kiểm tra định kỳ Phòng CC Tân Bình, có kết hợp xem xét các đơn khiếu nại này, Ban Giám đốc Sở chưa kết luận chính thức.
Câu hỏi được đặt ra ở đây là trong cả ba trường hợp nêu ở phần đầu của bài viết này, tại sao CCV Lê Văn Tươi lại không  phát hiện được ba bộ hồ sơ nói trên là giả? Vậy ai sẽ đảm bảo quyền lợi cho người dân khi CCV để lọt lưới như vậy?
Giấy đỏ thật vẫn chưa chắc ăn
Tháng 11/2009, bà Lương Thị Mốt đem giấy đỏ đến UBND xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, Tp.HCM xin sao y. Tại quầy nộp hồ sơ, kẻ gian trà trộn rút giấy đỏ của bà. Kẻ gian tên Danh làm CMND giả mang tên bà Mốt, rồi dán hình giả vào, đem sổ đỏ của bà Mốt đến PCC số 6 CC để bán cho bà Trần Thúy Hương.
Một trường hợp khác: Đào Văn Minh lấy giấy chủ quyền căn nhà 114 Bùi Viện, Q.1, Tp.HCM của ông ngoại mình bán cho bà Nguyễn Thị Yến Mai. Minh chi 2,5 triệu đồng cho “cò” CC tên Điệp và ngồi tại quán cà phê đối diện PCC số 7, chờ cán bộ PCC ra quán lăn tay Minh và vợ chồng bà Mai. Sau đó, Điệp vào PCC mang hợp đồng – do công chứng viên (CCV) Nguyễn Mạnh Cường ký, ra giao cho bà Mai. Đào Văn Minh bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nhưng CCV Cường lại vô can.
Ngoài sự tắc trách của CCV, kẻ lấy cắp giấy đỏ bán dễ dàng còn do thủ tục cấp phó bản có sơ hở. Theo đó, người làm mất giấy đỏ phải báo mất tại Công an phường (xã) và làm đơn xin cấp phó bản tại Phòng Tài nguyên – Môi trường (TN-MT). Sau khi niêm yết tại phòng và đăng bố cáo cớ mất trên báo trong 30 ngày, UBND quận, huyện ra quyết định hủy giấy đỏ chính và cấp phó bản. Nhưng, CCV không lưu bố cáo nên không biết giấy đỏ của người lấy cắp đã có quyết định hủy bỏ.
Người mua cần kiểm tra kỹ
Chúng tôi gặp một số quan chức ngành tư pháp xin lời khuyên để người mua BĐS không bị lừa khi ra CC, nhưng chỉ được trả lời chung chung: không mua qua cò, gặp trực tiếp người bán và thấy tận mắt BĐS. Chủ một doanh nghiệp môi giới BĐS ở Phú Mỹ Hưng cho biết, mua BĐS phải thông qua “cò” là bình thường, nhưng người mua phải gặp người bán để xem bản chính giấy đỏ (đất), giấy hồng (nhà và đất). Nếu giấy đứng tên người đã mất, hoặc đứng tên người bán nhưng vợ hoặc chồng họ đã mất, thì phải xem hộ khẩu có bao nhiêu thừa kế, và yêu cầu tất cả thừa kế làm giấy ủy quyền cho người bán đại diện. Đặc biệt, nếu người đứng tên định cư ở nước ngoài thủ tục vô cùng rắc rối.
Nếu giấy đỏ, giấy hồng được cấp từ tháng 10/2003 trở về trước (áp dụng họa đồ năm 1999), phải yêu cầu người bán thuê đo đạc lại nhà đất, vì họa đồ mới hầu hết bị lệch ranh giới và diện tích so với họa đồ cũ. Sau đó, người mua đến Phòng TN – MT xem BĐS đó có mất giấy và được cấp lại phó bản không; có thế chấp ngân hàng, có nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa, có bị ngăn chặn mua bán do bị tranh chấp không? Chú ý, đừng chỉ dựa vào xác nhận của cán bộ địa chính phường, xã, vì họ không nắm đủ thông tin.
Khi đặt cọc, người mua phải giữ bản chính giấy đỏ, giấy hồng. Khi hợp đồng mua bán được CC, người mua phải giữ lại 10% giá mua. Đến khi người mua được quận, huyện cho đăng bộ và được đổi giấy mới thì hãy trả hết tiền. Tóm lại, người mua phải tự làm CCV để không bị lừa ngay tại PCC!
Việc làm giả hồ sơ CC qua mặt CCV từng gây ra hậu quả rất nghiêm trọng. Ngày 12/4/2010, CCV Nguyễn Minh Hải – Trưởng Văn phòng CC Việt Tín (Hà Nội) nhảy cầu Thăng Long tự tử, vì ông CC đến 200 hợp đồng ủy quyền bất động sản với hồ sơ hoàn toàn giả. Trước đó, Hà Thùy Linh (31 tuổi) đã làm nhiều bộ hồ sơ giả mang đến cho ông Hải CC, rồi dùng hợp đồng này đi lừa đảo hàng chục tỷ đồng của nhiều người và bỏ trốn.
Tháng 4/2010, CCV Hoàng Xuân Ngụ (Phòng CC số 4), nhận hồ sơ chuyển nhượng QSDĐ ở xã Tân Hiệp, huyện Hóc Môn, của bà Nguyễn Thị P. Dùng kính lúp soi, ông Ngụ thấy màu mực trong các văn bản khác lạ, bèn khuyên bên mua đi xác minh. Kết quả, UBND xã Tân Hiệp xác nhận không hề cấp các loại giấy tờ trên. Công an tạm giữ người bán đất để điều tra. Theo ông Ngụ, chỉ có giấy đỏ mang tên bà P. là thật, nhưng nó lọt vào tay người khác và người này làm giả các giấy tờ mang tên bà P. để lừa bán mảnh đất trên.
(Theo Phunuonline)

Chọn chung cư có văn hóa cộng đồng tốt

0 nhận xét

“Nếu mua một căn nhà ở khu vực trung tâm TP.HCM thì tài chính không cho phép, dù rất muốn. Do vậy, hai vợ chồng mình phải đi hết chỗ này, chỗ kia để chọn cho được nhà “chung cư kiểu mới”, tức là giá cả vừa túi tiền, lại có tỷ lệ xây dựng thấp và thiết kế, cảnh quan tốt”, chị Hằng Nga, công tác tại một ngân hàng ở Q.1, TP.HCM cho biết.
Chị Nga tin rằng, ở những “chung cư kiểu mới” theo định nghĩa của chị, vợ chồng chị sẽ có cơ hội chia sẻ không gian sống ưng ý cùng cộng đồng xung quanh. Chị Nga kỳ vọng đó sẽ là những cư dân hiện đại, mang tính tương đồng trong văn hóa ứng xử, thu nhập và tư duy cũng như lối sống.
“Tôi thấy ngày càng có bạn bè, người quen có cách tư duy giống tôi và điều đó kéo theo xu hướng chọn nhà chung cư kiểu mới tương tự. Nhờ đó, chúng tôi, những người trẻ có tư duy cùng lối sống tương đồng sẽ có cơ hội gặp nhau và an cư cùng nhau tại cùng một khu dân cư để lạc nghiệp bền vững”, chị Nga tâm sự. 
Chấp nhận bỏ qua những chung cư xây dựng theo kiểu “những khối nhà bê tông lạnh lùng” dù có vị trí gần trung tâm thành phố, anh Vũ Khắc Điệp (đang làm việc cho công ty xây dựng ở Q.Tân Bình) cùng bà xã tương lai đã chuyển hướng chọn căn hộ ở các khu vực ngoại thành.
Sau một thời gian dài lựa chọn kỹ càng, anh Điệp đã quyết định dừng chân tại một chung cư mới trên đường Lạc Long Quân, Q.Tân Bình.
“Trước khi mua nhà chung cư trên, tôi cùng vợ sắp cưới đã đi gặp gỡ và tìm hiểu nhiều gia đình xung quanh. Và chúng tôi đã quyết định chọn mua vì thấy cộng đồng dân cư ở đây khá tốt. Ở đó không có những hành lang lạnh lùng, những khu vui chơi tối tăm, mà thay vào đó là những tiếng cười nói, vui đùa, chào hỏi thân mật khi các hàng xóm gặp nhau”, anh Điệp phấn khởi chia sẻ.
Sau giờ làm việc căng thẳng, những chủ nhân trẻ trong các ngôi nhà “chung cư kiểu mới” như anh Điệp luôn mong mỏi sẽ được trở về mái ấm của mình để tận hưởng sự thư giãn với cộng đồng tương quan về lối sống.
Bên cạnh đó, họ sẽ được thụ hưởng môi trường, khuôn viên, khu vui chơi xanh sạch đẹp, để có thể giao lưu trao đổi nghề nghiệp với những cư dân khác trong cộng đồng, qua đó tình hàng xóm càng thêm gắn bó sâu đậm và mở ra những cơ hội mới trong nghề nghiệp, cuộc sống.
Ở đó, con cái họ cũng được vui chơi, học tập và sinh hoạt với những bạn bè cùng trang lứa trong một môi trường hoàn hảo.
Nắm bắt tâm lý chung đó, các dự án chung cư gần đây đã biết nhanh tay đón đầu xu hướng chọn nhà chung cư kiểu mới của những người trẻ.
Trong số các dự án căn hộ cao cấp đang nổi lên ở các khu ngoại thành, dự án Belleza do Sacomreal và Công ty Công ích Q.4 (TP.HCM) làm chủ đầu tư, thu hút được khá nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Belleza có quy mô 2,7ha, nằm trong Khu dân cư Phú Mỹ (22 ha) thuộc Q.7, TP.HCM. Với ý tưởng xây dựng một không gian sống vừa hiện đại vừa thanh lịch, độc đáo, chủ đầu tư cùng các kiến trúc sư Tây Ban Nha đã sáng tạo nên một công trình Belleza tuyệt mỹ bên sông.
Đặc biệt, theo thiết kế, mật độ xây dựng Belleza chỉ chiếm 32% diện tích toàn dự án. Phần đất còn lại được dành xây dựng các tiện ích công cộng như hồ bơi, vườn chơi trẻ em, công viên nội khu, nhà trẻ, trường học, khu sinh hoạt cộng đồng, bãi giữ xe và nhiều công trình dịch vụ khác.
Dự án trên gồm 6 block nhà, cao từ 23 đến 27 tầng, với 968 căn hộ có diện tích từ 92 đến 190 m2, mang vẻ đẹp đầy ngẫu hứng.
Theo kế hoạch, dự án sẽ được đưa vào sử dụng trong quý IV năm 2011. (Trí Quang)
THÔNG TIN DỊCH VỤ

Tự thẩm định giá nhà trước khi bán

0 nhận xét

Khi quyết định bán nhà, bạn thường băn khoăn không biết nên bán giá nào cho phù hợp. Nêu giá thấp thì sợ lỗ, mà giá cao quá cũng khó bán. Dưới đây là mộts ố kinh nghiệm giúp bạn tự thẩm định giá nhà trước khi bán
So sánh trực tiếp là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất. Để làm được vậy, bạn phải tìm ra những BĐS tương đối giống với nhà mình như trên cùng một con đường, cùng một khu vực, có diện tích tương tự… để so sánh.Ngoài ra, đó phải là những BĐS đã được giao dịch, tốt nhất là mới được giao dịch. Bạn có thể tìm thông tin về các BĐS để so sánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, các sàn giao dịch BĐS.
Khi tự thẩm định, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là vị trí nhà. Một cách tương đối, có thể xếp vị trí BĐS vào 4 loại chính.
Một là, những BĐS tiếp cận với mặt đường chính (đường trục liên phường, liên khu vực, thường có độ dài hơn 1.000 m và lộ giới tối thiểu 16 m) trong khu vực.
Hai là, những BĐS tiếp cận với mặt đường nội bộ (đường xương cá nối vào các đường trục chính của khu vực, dài dưới 1.000 m, lộ giới tối thiểu 10 m).
Hai loại này đều gắn liền với giá trị kinh doanh dù lớn hay nhỏ nên thường có giá trị cao hơn 2 loại vị trí còn lại ở hẻm chính và hẻm phụ.
Về giá đất trên các tuyến đường, bạn có thể tham khảo bảng giá đất do TP ban hành hằng năm và giá thị trường do các quận-huyện, trung tâm BĐS khảo sát. Yếu tố thứ hai là phân loại xem nhà mình thuộc loại nào (nhà cấp 4, cấp 3, cấp 2, cấp 1, biệt thự, biệt thự cao cấp…) để định giá chính xác vì giá thành xây dựng khác biệt tùy loại công trình. Tiếp theo là tính đến thời điểm xây dựng để tính khấu hao.
Theo bds24

Đại gia ” săn đất” ở đâu?

0 nhận xét

Nhiều người “ôm tiền” đi mua đất trang trại nhưng lại gặp những chiêu “thổi giá” của “cò”…
Cơ hội để “cò”… thổi giá
Chúng tôi tới một số xã Yên Bài, Vân Hoà, Gò Sống… (Ba Vì) để tìm hiểu thực hư như cầu mua đất làm trang trại của các đại gia Hà Nội.
Tại trung tâm môi giới bất động sản Toàn Cầu (đường chạy qua Làng văn hoá các dân độc Việt Nam), chúng tôi bắt gặp L.V.H, Phó giám đốc một công ty liên doanh vận tải ở Hà Nội cũng đang xin tư vấn mua đất làm trang trại.
Ông H. cho biết, cách đây vài năm, ông mua 2,5ha đất  ở Ba Vì với giá 70 triệu đồng/ha, bây giờ ông muốn đầu tư thêm “đất trang trại”. Nhân viên của Trung tâm đon đả: “Đất mặt đường liên xã huyện Ba Vì từ thời điểm tháng 5/2010 giá cũng đã 150 triệu đồng/m², nhưng giờ làm gì có giá ấy. Bây giờ giá mèng mèng cũng 220 triệu đồng/m. Giá đất thổ cư tại 4-5 triệu đồng/m². Đất vườn, đất 50 năm để làm trang trại làm gì có giá “bèo bọt” 250 triệu đồng/sào nữa”.
Nói rồi, nhân viên này chèo kéo: “Chúng tôi đang có một mảnh đấỏt hợp với làm điền trang, ba sào vườn đất thổ cư đẹp (tương đương với 1.080m²) 410 triệu đồng /sào. Ok, chúng tôi đưa đi xem”. Sau một hồi trầm tư, ông H. cũng gật gù đồng ý đi xem đất. Theo như lời ông H., bây giờ, giá đất nhích lên từng ngày, cũng chừng ấy tiền mua đất ở Hà Nội thì cũng khó mua được mảnh đất đẹp. Vì thế nếu phải “bo” thêm chút đỉnh cho “cò” mà tìm được mảnh đất đẹp ông cũng sẵn lòng.
Xu hướng mua đất làm trang trại đang là “mốt” của nhiều đại gia (Ảnh minh họa)
Tại An Hoà (xã Tản Lĩnh), thấy chúng tôi hỏi mua đất, ngay lấp tức một “cò” tại trung tâm nhà đất chạy ra. Một người tên Hiên cho chúng tôi số điện thoại, rồi giới thiệu: “Đất sổ đỏ mặt đường 40 triệu/m (loại mét dài). Đất ruộng, đất thổ cư, mua loại nào cũng có. Nhưng đòi hỏi sổ đỏ tất thì không có đâu. Có tiền mua làm trang trại thì hết ý”…
Theo tìm hiểu của PV, giá đất tại xã Yên Bài, Vân Hoà, Tản Lĩnh (Ba Vì) mà các trung tâm nhà đất cung cấp đã được “thổi giá” rất cao, thậm chí đắt gấp đôi giá thực tế.
Chị Đặng Thị Lan- Cán bộ địa chính UBND xã Tản Lĩnh cho biết: “Đất thổ cư ở xã Tản Lĩnh hiện tại có giá từ 2- 3 triệu đồng m². Có nhiều nơi họ bán theo mét chạy dài, đất đẹp, mặt đường 150 triệu đồng/m. Đất rừng trên dưới 100 triệu đồng/sào, đất vườn thổ cư 200- 250 triệu đồng/sào.
Được biết, mấy tháng gần đây, có hơn 20 thửa đất thổ cư trên địa bàn được chuyển nhượng cho người ở nội thành. Nghe nói họ tìm mua để làm trang trại. Nhiều đại gia Hà Nội nghe ngóng thông tin đất sẽ tăng giá, đón đầu mua trước.
Tuy nhiên, nhìn lại những cơn sốt đất đầu năm 2010 mới thấy, nhiều nơi họ dùng chiêu kích giá. Một người sắm cả 3 vai: vừa là người mua, người bán, đồng thời là nhà môi giới. Và không ít người đã mắc bẫy của cò đất”. Chỉ làm phép so sánh giữa giá đất “cò thổi” với giá mà chị Lan cung cấp thì đất vườn thổ cư đã  chênh 100- 150 triệu đồng/sào”.
Điền trang, “mốt” chơi mới của các đại gia
Theo tìm hiểu của PV, rất nhiều đại gia Hà Nội tìm lên khu vực Ba Vì, sang Sóc Sơn, Đông Anh… mua đất làm trang trại.
Chị Nguyễn Thị Hoa (Tản Lĩnh, Ba Vì) cho biết, cách đây 2 năm, gia đình tôi bán 4.300m đất với giá 520 triệu cho một nhân viên Đài truyền hình Việt Nam làm trang trại. Khu đất đó gia đình tôi đã trồng toàn bộ nhãn và được chị này thuê trông coi, thu hoạch. Bây giờ thì đất đắt lên nhiều rồi. Cách đây một tháng, có một người tên Hồng (ở Hà Nội) đã “ôm tiền” lên mua lại khu đất này và 3 thửa đất liền kề nhà tôi, mỗi mảnh diện tích 8.600m2. Một thửa 1,5 tỷ đồng. Chị Hoa khoe: “Tôi cũng được “đại gia” Hồng cho 70 triệu đồng tiền… giới thiệu”.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi biết tiếng “đại gia điền trang” Phan Năng T. ở Hà Nội. Ông này sở hữu nhiều mảnh đất ở ngoại thành và vùng lân cận Hà Nội. Cách đây chừng 4 năm, ông T. đã đầu tư vào đất trang trại.
Ông mua một mảnh đất rộng 3.600m² có đồi, suối chạy qua ở xã Minh Trí (Sóc Sơn) với 120.000 đồng/m², nay nó lại nằm cạnh sân golf Minh Phú nên giá được thổi lên 10-12 triệu đồng/m² nhưng ông Thụ không bán và quyết tâm giữ lại xây điền trang nghỉ ngơi cuối tuần. Được biết, ông T. đang sở hữu tới hơn 10 thửa đất trang trại xung quanh khu ngoại thành Hà Nội.
Ông L.T- hiệu trưởng một trường đại học có tiếng ở Hà Nội đã ôm cả bọc tiền lên Ba Vì mua 2ha đất làm trang trại. Giờ ông còn mở rộng đầu tư nuôi cá sấu, ba ba… ngay trong khu trang trại của mình.
Ông L.T, kể, ông mua mảnh đất này giá 2 tỷ, đắt gấp 3 lần so với năm 2009. Ông L.T khoe vừa mua thêm một thửa đất ở xã Yên Bài, có sổ đỏ với diện tích 5.500 m², vuông đẹp, cách đường bê tông liên xã 100m (đường rộng 3m vào mảnh đất, mặt đường 120m) đã xây tường bao và có ao nuôi cá. Ông dự định sẽ xây trang trại vào cuối tháng 5 tới  để cho cậu con trai lên sinh sống.   Ông L.T quả quyết: “Sẽ còn nhiều người tìm lên đây mua đất làm trang trại, vì với chừng ấy số tiền khó có thể mua được thửa đất đẹp ở nội thành”.   Theo Nguoiduatin.vn