• ĐẤT ĐẦU TƯ

    Đất sào Tân Hưng Center, Đồng Xoài diện tích đa dạng từ 1000m2 trở lên. Giá dao động từ 550 triệu đến 750 triệu

  • KHU VỰC TIỀM NĂNG NHẤT KHU VỰC

    Mặt tiền đường nhựa quy hoạch 29m. Cách trung tâm tp.Đồng Xoài 5 phút đi xe.

  • ĐẤT ĐẦU TƯ SINH LỜI CAO

    Đặc biệt đất nằm bên cạnh các xưởng, các công ty đang hoạt động rất nhiều công nhân. Dân cư, công nhân đông đúc.

  • ĐẤT TÂN HƯNG, ĐỒNG PHÚ

    Cơ hội không nhiều vì thế anh chị e mình nắm bắt cơ hội ạ. A/c thiện chí liên hệ 0933.023.022 để xem đất chốt cọc nhé.

  • ĐẤT NỀN TÂN HƯNG, ĐỒNG PHÚ

    SẢN PHẨM ĐẤT SÀO HÀNG VIP.GIÁ FO CHƯA QUA ĐẦU TƯ.GIÁ CHỈ 500 K 1M2. Kề khu công nghiệp bắc Đồng Phú, trung tâm hành chánh ,trường học và nhiều tiện ích khác.

MEGA CITY - CƠ HỘI ĐẦU TƯ TỐT NHẤT NĂM 2017 TẠI BÌNH DƯƠNG

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017 0 nhận xét

🌼🌻🌿 MEGA CITY - CƠ HỘI ĐẦU TƯ TỐT NHẤT NĂM 2017 TẠI BÌNH DƯƠNG
=========== 🏘️🏗️🏚️🏙️🎡🚄🚆🚇🚉 ============

🌼🌻🌿🌾🌵🌲🍁 Là khu đô thị ven sông tại trung tâm thị xã Bến Cát và hội tụ nhiều lợi thế hiếm có, Mega City không chỉ là nơi an cư đáng mơ ước mà còn mang đến một cơ hội đầu tư cực kỳ hấp dẫn dành cho tất cả các khách hàng.

🌼🏝️ Mega City tọa lạc trên mặt tiền đường Hùng Vương và An Điền – Bến Tranh, hai tuyến đường huyết mạch kết nối trung tâm thị xã Bến Cát với các khu vực lân cận.
🌼 Dự án có quy mô hơn 50 ha nhưng chỉ có hơn 2.000 nền đất nhà phố, biệt thự. Còn lại là các công trình tiện ích như: 9.000 m2 trung tâm thương mại; 1,2 ha công viên trung tâm; trường học mầm non, trường tiểu học; khu vui chơi trẻ em, hồ bơi, khu dịch vụ ven sông…
🌼 Mega City được ôm trọn bởi sông Thị Tính nên khí hậu luôn thoáng mát và gẫn gũi với thiên nhiên.
🌼 Mega City sẽ trở thành trung tâm thương mại – dịch vụ mới của thị xã Bến Cát.
🏠🏡🏢🚙 Giá bán của Mega City chỉ từ 450 triệu đồng/nền, chưa bằng giá của một căn nhà ở xã hội và rẻ hơn rất nhiều so với nhà phố khu dân cư hiện hữu.
🏚️🏠🚎🚖🏎️🏍️ Chương trình khuyến mãi với tổng giá trị lên đến 350 triệu đồng gồm Xe Honda SH Mode, Honda Airblade, Honda Blade,…
Chỉ sau một tuần giới thiệu ra thị trường, đã có hơn 100 khách hàng đặt cọc giữ chỗ. Đừng bỏ lỡ cơ hội đầu tư hiếm có này, hãy đến tham quan dự án Mega City và nhanh tay đặt chỗ ngay để được lựa chọn những vị trí đẹp nhất của dự án.
Hiện nay, chúng tôi luôn có xe đưa đón khách hàng đến tham quan dự án hàng ngày, chỉ cần quý khách hàng:
🔈🔈🔈 NƠI TÔN VINH CUỘC SỐNG
☎️📞📲 Gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn được vị trí đẹp nhất: 0898.1604.37

Expert Talk: Bật mí thành công của môi giới bất động sản

Thứ Ba, 11 tháng 7, 2017 0 nhận xét

Expert Talk: Bật mí thành công của môi giới bất động sản 

25/03/2017 11:21 GMT+7
Trong bối cảnh thị trường khởi sắc, môi giới bất động sản (BĐS) là một nghề hot bởi tính chất năng động và mức thu nhập hấp dẫn. 
Với mỗi hợp đồng thành công, môi giới được hưởng 2% - 5% hoa hồng. Lương thực lĩnh của một môi giới giỏi luôn gấp hàng chục lần lương hợp đồng trên giấy tờ. Một trong những nghề có thể trở nên giàu có mà chỉ cần đến năng lực là nghề môi giới BĐS.
Môi giới bất động sản: Đằng sau hoa hồng khủng
Thị trường BĐS Việt Nam đã có giai đoạn phát triển tự phát trước năm 1993. Từ năm 1993-1996, cùng với việc ban hành các chính sách về đất đai và nhà ở, thị trường BĐS bắt đầu phát triển có định hướng. Giai đoạn này, diện mạo ngành môi giới BĐS vốn manh nha từ trước, bắt đầu có sự định hình rõ nét.
Những năm 1999-2003, cùng những chính sách phát triển đô thị, chính sách về khu đô thị mới, chung cư, thị trường BĐS Việt Nam thực sự bước vào giai đoạn sôi động. Thời điểm này, các hoạt động mua bán diễn ra mạnh mẽ. Đội ngũ môi giới xuất hiện ngày càng đông đảo. Khi đó chỉ cần có mối quan hệ, nắm được thông tin về những miếng đất cần bán, những căn nhà cần được sang tên, các gia đình muốn đổi nhà, môi giới đã có thể hành nghề. Tiền hoa hồng từ một giao dịch BĐS thành công có khi tương đương hoặc cao hơn lương viên chức làm việc ròng rã cả năm. Thu nhập không giới hạn, thời gian linh hoạt, nghề môi giới BĐS trở thành lựa chọn nghề nghiệp, mưu sinh của nhiều người.
Tuy nhiên, đằng sau những “con số khủng” tiền hoa hồng (mà số ít đạt được), vẻ ngoài chỉn chu, lịch sự của các môi giới, đây lại là nghề có sự đào thải lớn. Thực trạng nhiều môi giới nửa năm không chốt được hợp đồng, gắn với nghề được thời gian ngắn rồi bỏ là chuyện phổ biến.
Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển của kinh tế và thị trường BĐS, người tiêu dùng ngày càng trở nên thông thái. Trước một tài sản lớn là BĐS, họ luôn có sự cân nhắc kĩ càng. Không khó để khách hàng ngày nay có thể “đọc vị” được đâu là môi giới chuyên nghiệp, đâu là “cò đất”. Sự cạnh tranh giữa các môi giới càng trở nên gay gắt, khốc liệt. Môi giới BĐS muốn trụ vững lâu dài với nghề luôn phải nỗ lực trau dồi và nâng cao kiến thức, kĩ năng
Nếu trước đây các môi giới tiếp cận khách hàng tiềm năng bằng cách rải tờ rơi như rải “truyền đơn”, “bom” tin nhắn, gọi điện cho cả chuỗi danh sách khách hàng thì ngày nay những cách thức bán hàng truyền thống không còn cho thấy ưu thế vượt trội trong việc tiếp cận khách hàng. Những biến động không ngừng nghỉ của thị trường buộc mỗi môi giới phải học hỏi không ngừng.
Một trong những điểm yếu của môi giới hiện nay là sự “thiếu” và “yếu” kiến thức cũng như kĩ năng về bán BĐS chuyên nghiệp, kỹ năng marketing, kiến thức phong thủy trong lĩnh vực BĐS
Expert Talk 2017: Điểm đến của những nhà môi giới chuyên nghiệp
Batdongsan.com.vn - cổng thông tin BĐS số 1 tại Việt Nam với lượng truy cập hàng đầu Đông Nam Á đã và đang xây dựng chuỗi chương trình đào tạo chuyên nghiệp dành cho môi giới BĐS với tên gọi EXPERT TALK. Đây là chương trình đào tạo môi giới có quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam, với hình thức huấn luyện thực tế và hoàn toàn miễn phí. Mỗi chương trình là một chủ đề độc lập được gói gọn trong một buổi đào tạo. Nhà môi giới có thể đăng ký tham dự 1 hay nhiều buổi đào tạo, ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Ngoài mục đích trang bị những kiến thức chuyên nghiệp về ngành môi giới BĐS, EXPERT TALK là cơ hội để các nhà môi giới được tham vấn trực tiếp từ những chuyên gia, những tỷ phủ bất động sản hàng đầu tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
EXPERT TALK sẽ tập trung vào 3 chủ điểm chính hiện đang được thị trường bất động sản hết sức quan tâm:
1.     Kỹ năng bán BĐS chuyên nghiệp: Tiếp cận khách hàng, chốt deal, telesales, làm thế nào để giữ chân và mở rộng dữ liệu khách hàng…
2.     Kỹ năng marketing: facebook ads cho BĐS, kỹ năng quản lý và đo lường hiệu quả khi thực hiện chiến dịch bán hàng,…
3.     Kiến thức phong thủy trong lĩnh vực BĐS: chọn nhà theo hướng, chọn nhà theo Bát Trạch, mô hình kinh điển trong phong thủy Tứ Thần Sa...

Phát triển đội ngũ hùng mạnh

0 nhận xét

Phát triển đội ngũ hùng mạnh
Bí quyết tạo dựng đoàn kết từ lợi dạy của Đức Phật

 Một đội nhóm sẽ luôn gặp vấn đề và tạo ra các rạn nứt nếu không có cách hóa giải. Điều này khiến cho mất đi sự tập trung và giảm năng lượng của toàn đội. Xây dựng văn hóa đội nhóm là một yếu tố nền tảng giúp bán hàng thành công. Khó có thành công lớn nếu chỉ đi một mình. Không có doanh số cao nếu chỉ dựa vào nỗ lực của 1 cá nhân kiệt xuất. Những lời dạy của Đức Phật cách đây hơn 2000 năm đầy trí tuệ về cách vượt qua xung đột, cãi vã và chia lìa. Suy ngẫm về những lời dạy của Phật và áp dụng vào việc quản lý đội nhóm sẽ giúp thành công, hạnh phúc.

Sau đây là bài kệ (bài thơ) chụp ảnh ở một ngôi chùa Việt Nam. Nói về Lục hòa tức là 6 điều nên chia sẻ, trao đổi cùng nhau. Đức Phật hướng dẫn các tăng đoàn để cùng tu hành và cùng chung sống với nhau. Bài thảo luận dưới dây lấy bổi cảnh hiện đại là doanh nghiệp và đội ngũ để phân tích và diễn giải.


Nhận trách nhiệm chung

Thân hòa ở cùng một nơi
Cùng lo mọi việc cùng vui chung sầu

Làm chung trong một doanh nghiệp thì chúng ta có thể gọi nhau là đồng đội hoặc đồng nghiệp. Khi đã cùng chung một tổ chức, thân hòa ở cùng một nơi, thì mọi người đều nên suy nghĩ lo đến việc chung. Mọi người cùng tham gia lo cho công việc, chia sẻ niềm vui hay nỗi buồn thì sẽ tạo ra sức mạnh đoàn kết. Nhiều người lại cảm giác vui mừng khi đồng đội mình không may hay gặp thất bại vì họ cho rằng không liên quan đến mình. Suy nghĩ "việc của anh thì anh làm, việc của tôi thì tôi làm" khiến mọi người tách rời do không nhìn thấy rằng sự thành công hay thất bại của người kia sẽ ảnh hưởng đến mình. Ví dụ người bán hàng không bán đạt được chỉ tiêu thì còn có thể do các nguyên nhân khác nhau mà không phải chỉ do mình họ. Đó có thể là do tiếp thị chưa hiệu quả, chăm sóc khách hàng chưa tốt hay công cụ nguồn lực chưa đủ, vv. Khi đó thì người làm kế toán, nhân viên chăm sóc khách hàng đều cùng chung sầu thì sẽ động viên nhau hơn. Sau đó cùng nhau khắc phục thì sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển. Chính doanh nghiệp phát triển cùng làm cho mọi người trong cùng một tập thể đều phát triển lên một chút.

Sức mạnh lời nói

Tháng ngày sớm tối có nhau
Đừng câu chia rẽ, đừng câu mất lòng

Đôi khi những câu nói chia rẽ, gây mất lòng làm tổn thương đến người khác. Nhiều khi chỉ vì một câu nói mà có thù hằn và ghét nhau suốt đời. Chỉ vì một lời nói xúc phạm hay chạm đến lòng tự ái làm cho mối quan hệ bị phá vỡ. Đừng dùng các câu nói chia rẽ, khen người này chê người kia, gây xáo trộn suy nghĩ trong nội bộ. Không nên nói động chạm, khinh bỉ khiến cho người khác bị mất lòng.
Ngày nay nhân viên sớm tối có nhau vì sau giờ làm có thể giao tiếp qua mạng, hay gọi điện thoại. Do đó chỉ một câu nói không đúng cũng có thể khiến cho người khác khó chịu hay tức tối.

Khẩu hòa lời nói dịu dàng
Ôn tồn chân thật lại càng quý hơn

Khẩu hòa tức là lời nói cần dịu dàng. Không nên to tiếng, quát nạt, đe họa hay chửi rủa. Từ ngữ sử dụng vừa có thể khiến chúng ta giàu lên hoặc ngược lại làm làm chúng ta nghèo đi. Sử dụng ngôn từ tốt sẽ giúp người xung quanh yêu quí hay bán được hàng. Ngược lại sử dụng ngôn từ kém sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ và sau đó sự nghiệp của cá nhân.

Khuyên ai chớ nói gần xa
Đừng lời khiêu khích tranh phần hơn thua
Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau

Chia sẻ ý tưởng

Ý hòa vui đẹp trước sau
Biển Đông tát cạn lời nào có sai
Làm cho trên dưới một lòng, toàn bộ nhân sự cùng chung ý tưởng, tầm nhìn, giá trị là điều quan trọng và phải làm. Khi toàn bộ đội ngũ cùng rõ ràng về mục tiêu, giá trị, sứ mệnh thì việc thực hiện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Được ví với việc tát cạn biển Đông khi trên dưới đồng thuận, mọi người cùng hướng đến ý tưởng chung.

Việc đời chớ ngại chông gai
Bởi không cùng ý bởi lòng hoài nghi

Làm kinh doanh, bán hàng cũng đầy chông gai, thử thách. Chúng ta vượt qua được nếu chung nhau lòng tin. Sự hoài nghi hoặc quan điểm trái ngược tạo ra xung đột.  Khó khăn, thứ thách có lớn đến mấy nhưng tất cả đều chung lòng, dốc sức thì cơ hội để vượt qua sẽ lớn hơn nhiều lần.

San sẻ quyền lợi
Lợi hòa thì phải phân chia
Dù quý dù tiện cũng đều quân vân
Nói đến việc chia chác quyền lợi là điều nhức nhối. Vô số doanh nghiệp tan vỡ vì việc ăn chia không hợp lý. Trong phạm vi bán hàng, thì việc chia sẻ quyền lợi, hay cơ chế trả lương, thưởng tác động nhiều đến sự nỗ lực và phấn đấu của thành viên.

Chữ lợi làm mất lòng nhân
Là người con Phật lòng hằng chớ nghi
Kỷ luật và đoàn kết
Giới hòa đồng phải tu trì
Giữ gìn đạo hạnh chẳng thay đổi lòng
Những quy tắc, phương châm làm việc của đội nhóm cần được đưa ra. Mọi người đều phải tuân thủ kỷ luật đó được gọi là giới hòa đồng tu . Sự thưởng phạt phân minh, rõ ràng sẽ khiến tâm phục và thuận lợi cho hành động. Khi có một người làm sai nguyên tắc nếu không được điều chỉnh đúng sẽ dần dần đưa đến sai lầm nhiều hơn. Kỷ luật tạo ra sức mạnh và đoàn kết. Chính vì vậy, các nguyên tắc, kỷ luật phải được tuyên bố rõ ràng và thực thi một cách nghiêm minh.

Cùng học hỏi
Những khi nhàn rỗi thong giong
Kiến hòa đồng giải tỏ cùng nhau hay
Những lúc rảnh rỗi, thì nên chia sẻ quan điểm, ý kiến cách nhìn. Việc họp cũng quan trọng để mọi người được bảy tỏ, chia sẻ ý kiến suy nghĩ của mình. Những thắc mắc, hiểu sai đều do thông tin không được truyền đạt thông suốt. Kênh thông tin nên được thiết lập để sự phản hồi, trao đổi được đưa ra và cùng nhau thảo luận trên tinh thần chia sẻ.

Những gì học hỏi xưa nay
Đem ra bàn bạc để thay chuyện trò
Những gì đẹp đẽ sâu xa
Đừng đem dấu diếm hãy cho nhau tường

Những gì hay có ích cần nên chia sẻ với nhau. Thay vì chuyện trò vô ích thì nên học hỏi cùng nhau. Đây là cách hay để cùng học hỏi kinh nghiệm, giúp nhau thành công hơn trong công việc. Việc dấu diếm, ích kỷ dễ gây mất đoàn kết và suy giảm niềm tin.

Kính hòa sáu phép rõ ràng
Người làm gương sáng cho hàng xuất gia
Hàng ngày đọc tụng thiết tha
Ghi lòng tạc dạ để mà tu thân

Trên đây là 6 yếu tố tác động đến sự đoàn kết của đội nhóm. Mỗi thành viên trong nhóm, hay lãnh đạo nhóm đều cần suy ngẫm về lời nói, suy nghĩ và hành động của mình. Việc tìm ra điểm chung thông qua chia sẻ suy nghĩ, sử dụng lời nói đúng và phân chia quyền lợi chính xác sẽ góp phần tăng sức mạnh đoàn kết.
Nguyễn Phú Trung

Tín nhiệm vượt bậc

0 nhận xét

Tín nhiệm vượt bậc
Tin tưởng giúp tăng tốc thành công bán hàng
Tin tưởng giúp bạn có được cuộc hẹn. Nhưng tín nhiệm vượt bậc mới giúp bạn có được giao dịch. Tín nhiệm vượt bậc (megacredibility) được định nghĩa là những gì nẳm ra ngoài sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp và kể cả đối thủ của bạn cũng không có. Tín nhiệm vượt bậc gồm 5 điều sau:
Người bán hàng
Bản thân người bán hàng, vẻ bề ngoài hay tính cách ảnh hướng trực tiếp đến giao dịch. Khách hàng sẽ quan sát người bán hàng để đánh giá hay nhận định về công ty. Cách ăn mặc, thiết bị sử dụng, đồ đạc đi kèm sẽ ảnh hưởng đến tâm lý  và ấn tượng của khách hàng. 95% cơ thể bạn được che phủ bởi quần áo do đó trong lần đầu gặp gỡ  khách hàng sẽ nhìn vào vẻ bề ngoài để đánh giá xem bạn có phải kiểu người mà họ lấy lời khuyên và đưa tiền cho hay không?  Những người bán hàng dẫn đầu chuẩn bị kỹ lưỡng về quần áo, vẻ bên ngoài. Họ không để điều gì xảy ra một cách ngẫu nhiên.
Danh tiếng
Danh tiếng bao gồm độ tuổi, thời gian của doanh nghiệp trong lĩnh vực hoạt động. Sự uy tín của thương hiệu trong ngành nghề kinh doanh quyết định nhiều đến khả năng mua hàng. Cách những người là khách hàng và chưa phải là khách hàng nói về công ty của bạn quyết định mức độ danh tiếng của công ty. Khách hàng muốn sự yên tâm, tin tưởng khi làm việc với các doanh nghiệp đã chắn chẵn, vững vàng, có nền tảng vững chắc. Để xây dựng danh tiếng cần quá trình dài cung cấp sản phẩm, dịch vụ với chất lượng nhất quán, ổn định và bền vững.
Cảm nhận của khách hàng đã sử dụng (Testimonial)
Lời nhận xét, cảm xúc, sự giới thiệu của những khách hàng đã sử dụng và hài lòng tạo ra tín nhiệm vượt bậc. Hình ảnh, thư giới thiệu, thư cảm nhận của những khách hàng hạnh phúc sẽ quyết định lớn đến giao dịch của bạn với khách hàng mới. Không ai muốn là người đầu tiên thử sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Họ đều muốn biết những người trước đó thấy thế nào? Có thực sự hài lòng với những gì họ nhận được hay không? Lời cảm nhận của khách hàng tốt là công cụ để tạo ra tín nhiệm vượt bậc.
Bài thuyết trình
Bài thuyết trình cũng đem lại sự tín nhiệm vượt bậc. Những bài thuyết trình tập trung vào nhu cầu, hướng đến khách hàng giúp bạn thu được mức giá cao hơn. Bài thuyết trình chỉ ra được những vấn đề được giải quyết như thế nào, công việc của khách hàng được tốt lên ra sao sau khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của bạn. Bài thuyết trình ấn tượng, giải quyết vấn đề, cấu trúc mạch lạc, rõ ràng, đem lại ấn tượng là một yếu tố tạo nên tín nhiệm vượt bậc.
Sản phẩm – Dịch vụ
Giao dịch xảy ra trong khi bạn thuyết trình hay giới thiệu. Phần thuyết trình của bạn phải đem lại cho khách hàng những hiểu biết, ấn tượng về đặc điểm và lợi ích mà khách hàng nhận được. Bản thân sản phẩm, dịch vụ góp phần lớn tạo ra tín nhiệm vượt bậc. Với các giá trị đem lại lớn hơn so với giá mà khách hàng phải trả và khác biệt với những gì mà thị trường có góp phần làm bạn có sự ảnh hưởng với quyết định của khách hàng.
Tín nhiệm vượt bậc với quy trình bán hàng
Quy trình bán hàng hiện đại diễn ra theo tuần từ bốn bước. Bước  1 là tạo sự tin tưởng. Bước 2 là xác định nhu cầu. Bước 3 là thuyết trình và Bước 4 là chốt hợp đồng. Tạo dựng tín nhiệm vượt bậc đem lại sự tin tưởng cho bạn ngay lần đầu tiếp xúc và gặp gỡ. Nó quyết định hơn 40% khả năng giao dịch có diễn ra thành công hay không? Khách hàng có sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của bạn hay không?
Những người bán hàng dẫn đầu không để mọi thứ diễn ra một cách ngẫu nhiên. Họ chuẩn bị từng bước một, từ những thứ bên ngoài bao gồm quần áo, cách ăn mặc, thiết bị mang theo đến những thứ bên trong như kiến thức, kinh nghiệm và nội dung trình bày. Tạo dựng tín nhiệm vượt bậc đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và tập trung vào từng chi tiết.
Người bán hàng dẫn đầu mang theo bản thân, danh tiếng, bài thuyết trình, lời cảm nhận và sản phẩm-dịch vụ tạo ra sự tín nhiệm. Chính thế, thành công sẽ tiếp nối thành công. Giao dịch sẽ tiếp nối giao dịch.
Câu hỏi: Tôi mới bắt đầu thì làm gì để có tín nhiệm vượt bậc?
Bạn có thể có chưa có đầy đủ 5 điểm trên để tạo ra tín nhiệm vượt bậc. Tuy nhiên, bạn có thể cải thiện từng điểm một. Bản thân, cách trình bày, lời giới thiệu hay lựa chọn những sản phẩm-dịch vụ có thể mạnh để cung cấp. Mỗi yếu tố sẽ tác động đến kết quả chung. Thành công bán hàng là một hành trình. Bạn càng chuẩn bị tốt và cải thiện chúng mỗi ngày thì khả năng bạn đến đích sẽ nhanh hơn. Hãy tập trung cải thiện từng điểm một. Kiên nhẫn và học hỏi là phẩm chất quan trọng để tạo ra sức mạnh bán hàng tuyệt đối.
Nguyễn Phú Trung

Xử lý từ chối hiệu quả

0 nhận xét

Xử lý từ chối hiệu quả
Thách thức là cách cửa của thành công
Để có hiệu quả cao trong bán hàng, kỹ năng xử lý từ chối là tối quan trọng. Những người bán hàng dẫn đầu gặp nhiều lời từ chối gấp hai lần so với người trung bình. Từ chối là phần quan trọng và dấu hiệu của sự quan tâm. Công việc của người bán hàng là giúp khách hàng đi đến cam kết mua hàng và vượt qua được các vấn đề, rào cản mà họ tự đặt ra. Có nhiều cách xử lý từ chối khác nhau, trong bài này giới thiệu với bạn 3 cách để xử lý từ chối.

Cách 1: Điều anh chị nói nghĩa là gì?
Mỗi khi khách hàng đưa ra lời từ chối, bạn hãy dừng lại, lắng nghe và mỉm cười. Sau đó đặt câu hỏi: điều anh nói nghĩa là như thế nào? Những lý do khách hàng đưa ra để phản đồi  là các ý kiến không phải thực tế. Họ đưa ra các ý kiến, lý do của họ đều có sự hợp lý. Vì vậy, bạn cần hỏi cụ thể hơn về lý do thực sự đứng đằng sau những lời từ chối đó. Khi đặt câu hỏi “điều anh/chị nói nghĩa là như thế nào? Để giúp khách hàng chỉ ra nguyên nhân thực sự khiến họ nghĩ như vậy và để họ rõ ràng hơn về vấn đề của chính họ.
Cách 2: Anh chị có thể nói rõ hơn điều đó nghĩa là gì?
Bạn có thể trả lời như sau : “Điều anh nói chắc chắn là hợp lý, anh có thể nói rõ hơn điều đó nghĩa là như thế nào?”  Hay “anh chắc hẳn có lý do đúng để nói như vậy, điều đó chính xác lý gì?” câu hỏi này để làm khách hàng tự xác định rõ vấn đề còn tồn tại trong họ, nguyên nhân cụ thể mà họ chưa tháo gỡ được.
Cách 3: Cảm nhận, nhận ra, thấy ra  (Feel, Felt, Found)
Ví dụ khách hàng nói “sản phẩm này đắt quá”. Tôi  hiểu điều anh cảm nhận. Tôi nhận ra là “phần lớn khách hàng đều nói như vậy khi lần đầu tiên gặp tôi”, sau đó tôi thấy nhiều khách hàng đã không còn nói là nó đắt sau khi sử dụng hết các giá trị mà sản phẩm đem lại”. Đầu tiên là cần sự đồng cảm với cảm nhận hay cảm xúc của khách hàng. Nhận ra là nhiều người có cùng lời phản đối như vậy để khách hàng thấy đó không phải câu hỏi hay ý kiến chỉ mình họ có. Cuối cùng là thay đổi ý kiến của họ về sản phẩm, dịch vụ. Khách hàng nhận thấy so với giá trị nó đem lại là rẻ hoặc không còn đắt. Những lợi ích có được lớn hơn những gì họ phải đầu tư.
Cách thức xử lý từ chối này tương đối hiệu quả vì nó tạo được sự đồng cảm, cho khách hàng thấy không chỉ mình họ nghĩ thế, tiếp đến, là cách họ nghĩ không hợp lý. Người bán hàng phải chỉ ra được ý kiến của khách hàng sẽ khác sau khi sử dụng.
Thái độ với lời từ chối
Phản đổi, từ chối là một phần tất yếu của bán hàng. Bạn phải đi qua bước này trong trình tự giao dịch. Nếu bạn có phương pháp và cách thức xử lý từ chối tốt thì hiểu quả bán hàng sẽ được nâng cao hơn. Phần lớn nhân viên bán hàng sợ bị khách hàng phản đối. Còn những người bán hàng dẫn đầu họ yêu những lời từ chối. Họ thấy đó là một gia vị trong món ăn bán hàng. Nó làm quá trình giao dịch thêm linh hoạt, thêm phấn khích và có chiêu sâu về độ tư duy, nghệ thuật giao tiếp và ảnh hưởng.
Khi bạn gặp từ chối thì đó là điều may mắn. Vì nếu sản phẩm, dịch vụ mà chẳng có lời từ chối nào thì vai trò của người bán hàng không còn quan trọng. Không có việc cho họ. Khi đó doanh nghiệp không cần người bán hàng giỏi. Vì vậy, bạn nên biết ơn về những phản đối của khách hàng.
Khi gặp khó khăn, lời từ chối thì người bán hàng trung bình dễ bị nản, mất năng lượng, bỏ cuộc. Với những người bán hàng dẫn đầu thì hoàn toàn ngược lại. Họ lấy đó làm cơ hội để học hỏi thêm, viết lại các lời xử lý từ chối, sửa chửa các ngôn từ được dùng khi nói chuyện với khách hàng. Tạo sự tin tưởng hơn nữa? Tìm cách lắng nghe và đặt câu hỏi tốt hơn để hiểu chính xác và rõ hơn vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Chính bản lĩnh, sự nỗ lực học hỏi sẽ giúp rèn luyện phẩm chất, ý chí để tiếp tục vươn lên trong sự nghiệp bán hàng. Qua đó rèn luyện được phẩm chất chăm chỉ, cần cù luyện tập để làm tốt hơn nữa.

Chốt hợp đồng

0 nhận xét

Chốt hợp đồng
“Dũng cảm là một loại tri thức đặc biệt, tri thức đó là làm cách nào để biết điều gì nên sợ và điều gì không nên sợ” (David Ben Gurion)
Khả năng để giúp khách hàng ra quyết định mua là trung tâm của sự thành công trong công việc bán hàng chuyên nghiệp. Mọi người bán hàng đỉnh cao đều cừ khôi tại việc đưa câu chuyện giao tiếp bán hàng thành chốt giao dịch thành công
Học cách chốt hợp đồng là một kỹ năng cần được phát triển, giống như lái xe đạp. Khi bạn học cách chốt dễ dàng và cừ khôi, thì bạn sẽ nắm được và kiểm soát toàn bộ tương lai trong nghề bán hàng.
Trong bài này bạn sẽ học:
  • Tại sao chốt hợp đồng lại quá căng thẳng
  • Mô hình bán hàng mới trong việc chốt hợp đồng
  • Chốt “hãy để tôi suy nghĩ”
  • Từ quan trọng nhất trong chốt hợp đồng

  1. Chốt hợp đồng là phần căng thẳng nhất trong giao tiếp bán hàng cho cả người bán và khách hàng
    1. Nỗi sợ thất bại đóng góp 80% trong nguyên nhân khiến khách hàng từ chối đưa ra quyết định mua hàng
    2. Nỗi sợ từ chối đóng góp 80% trong nguyên nhân tại sao người bán hàng không đưa ra câu hỏi đề nghị mua hàng
    3. Gần 50% các cuộc giao tiếp bán hàng kết thúc với việc người bán hàng không đưa ra câu hỏi về bất kỳ sự cam kết nào
  2. Mô hình bán hàng mới cho bạn lộ trình để giảm căng thẳng tạo ra sự gần gũi cho cả khách hàng và người bán hàng
    1. Xây dựng sự tin cậy là 40% của giao tiếp bán hàng. Bạn làm việc đó bằng cách dành thời gian hỏi về nhu cầu của khách hàng một cách cẩn thận. Điều đó làm giảng mức độ căng thẳng và tăng cường sự tin cậy
    2. Trong phần thuyết trình, bạn gắn nhu câu của khách hàng với lợi ích của sản phẩm
    3. Nếu bạn xây dựng sự tin cậy, xác định nhu cầu và thuyết trình cẩn thận, sau đó việc xác nhận và chốt hợp đồng chỉ là 10% cuối cùng của việc bán hàng – điều đó sẽ dễ hơn nhiều.
  3. Có 4 điều kiện phải thỏa mãn trước khi bạn có quyền đưa ra lời đề nghị mua hàng
    1. Khách hàng phải cần cái bạn đang bán. Sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn giải quyết được vấn đề hoặc thỏa mãn được nhu cầu
    2. Khách hàng có thể sử dụng cái bạn bán. Họ có khả năng thu được giá trị tối đa từ sản phẩm hoặc dịch vụ
    3. Khách hàng có thể chi trả được. Họ có đủ tiền để mua sản phẩm hoặc dịch vụ mà không phải chịu đựng nhiều
    4. Khách hàng thực sự muốn sản phẩm hoặc dịch vụ. Họ thể hiện điều đó rõ ràng
  4. Có hai câu hỏi xác nhận bạn cần hỏi để khẳng định là khách hàng sẵn sàng để bạn đưa ra câu hỏi và chốt hợp đồng
    1. “anh/chị còn có bất cứ câu hỏi và băn khoăn nào mà em chưa nói đến /giải đáp  hay không?
    2. “Những điều vừa rồi có ý nghĩa gì với anh/chị hay không?”
  5. Có 5 cách chốt hợp đồng được sử dụng bởi những người bán hàng thành công
    1. Chốt lựa chọn ưa thích – cho khách hàng một lựa chọn giữa cái này và cái kía, A hoặc B; “loại nào bạn ưa thích hơn?”
    2. Chốt lời mời – “tại sao bạn không thử nó?”
    3. Chốt hướng dẫn – “Nếu bạn không có câu hỏi gì thêm, thì bước tiếp theo là …”
    4. Chốt thẩm quyền – “Nếu bạn đủ thầm quyền quyết định, chúng ta sẽ bắt đầu luôn”
    5. Chốt thứ yếu – tập trung vào vấn đề thứ yếu, không quan trọng, sự chấp nhận nó thể hiện sự chấp nhận của toàn bộ sản phẩm hoặc dịch vụ
  6. Rất hay xảy ra trường hợp khách hàng từ chối bạn bằng cách nói “hãy để tôi suy nghĩ” cho dù thậm chí họ sẵn sàng để mua
    1. Khi mà bạn nghe thấy điều đó, bạn luôn nói, “đó là ý tưởng hay, đó là một quyết định quan trong;”
    2. Hỏi, “rõ ràng là bạn có lý do đúng để muốn nghĩ thêm. Liệu tôi có thể hói đó là điều gì không? Đó là có phải là do giá?”
    3. Luôn luôn thử thêm lần nữa; “tại sao bạn không lấy nó, sở hữu nó?”
  7. Từ quan trọng nhất trong chốt hợp đồng là từ “hỏi”
    1. Hỏi khách hàng đưa ra quyết định
    2. Hỏi khách hàng nếu họ có muốn bước theo bước kế tiếp trong giao dịch
    3. Tối thiểu là hỏi, “bạn muốn làm việc gì bây giờ?”
Một phẩm chất quan trọng nhất để phát triển kỹ năng chốt hợp đồng là phẩm chất dũng cảm. Bạn phát triển khả năng dũng cảm thông qua thực hành.

9 kiểu tính cách trên, cách bán hàng

0 nhận xét

Tất nhiên, với 9 kiểu tính cách trên, cách bán hàng của bạn cũng cần thay đổi theo từng kiểu tính cách.
Nhóm 1 - Người cầu toàn
Người cầu toàn là những người luôn tìm kiếm sự hoàn hảo và làm việc cần mẫn để hoàn thiện bản thân, mọi người, mọi việc xung quanh họ.
Triết lý sống: Tìm kiếm sự hoàn hảo, tránh sai lầm
Bán hàng cho họ thế nào: Bạn nên đến đúng giờ. Giới thiệu sản phẩm phải thực tế, nói chuyện trực tiếp, thẳng thắn, tránh vòng vo. Với Người cầu toàn, tuyệt đối không được thể hiện hành vi không nhất quán hay vi phạm chuẩn mực đạo đức.
Nhóm 2 - Người tình cảm
Những người Nhóm 2 mong muốn có được sự yêu thích, thỏa mãn nguyện vọng của người khác và hòa nhịp với con người và sự kiện trong cuộc sống của họ. Người thuộc nhóm này luôn tìm kiếm sự trân trọng, tránh bị coi nhẹ.
Triết lý sống: Tôi cảm thấy mình đang sống khi giúp đỡ người khác.
Bán hàng cho họ thế nào: Trong khi với người Nhóm 1, bạn cần nói chuyện thẳng thắn, trực tiếp, và có thể bỏ qua “màn khởi động” thì với người Nhóm 2, bạn cần dành thời gian tìm hiểu họ. Hỏi han về nhà cửa, công việc… Việc quan tâm cả đến những chi tiết nhỏ sẽ là những yếu tố họ sẽ đánh giá cao bạn về sau.
Với người thuộc nhóm này, bạn nên làm những việc giúp đỡ họ nho nhỏ, và cần tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ với họ nhiều hơn, nồng nhiệt hơn.
Với nhóm này, đừng cố tăng tốc. Tuyệt đối không được nói bâng quơ, chung chung. Hãy bày tỏ lời cảm ơn họ một cách thường xuyên.
Nhóm 3: Người tham vọng
“Cạnh tranh hay là chết” là phong cách của người nhóm 3. Cạnh tranh là điểm mạnh của họ. Những người này bố trí cuộc sống của họ để đạt được nững mục tiêu cụ thể và muốn chứng tỏ sự thành công để giành được sự tôn trọng và ngưỡng mộ của người khác.
Triết lý sống: Theo đuổi thành công. Tránh thất bại.
Bán hàng cho họ thế nào: Hãy mở đầu bằng việc khen ngợi họ. Hãy nói họ tuyệt vời thế nào, thành đạt ra sao.
Sản phẩm bán cho họ phải dựa trên đặc tính hỗ trợ họ thành công và làm việc hiệu quả hơn. Keyword (từ khóa) bán hàng cho kiểu tính cách này là sản phẩm sẽ giúp anh/chị “làm việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, làm được nhiều việc hơn”. Với những đặc tính này, việc chốt được deal khá chắc chắn.
Tuyệt đối không được nói đến thất bại của họ, ngay cả vẻ ngoài trông mệt mỏi của họ cũng không nên đề cập.
Nhóm 3 là nhóm khách hàng tiềm năng, nhưng cũng có thể “một đi không trở lại” nếu làm cho họ có cảm giác không được tôn trọng. Vậy nên, ngay cả khi bạn đang tiếp khách, nếu họ bước vào, cần xin lỗi khách và chuyển sang tiếp đón họ ngay.
Nhóm 4 - Người cá tính
Người cá tính muốn kết nối sâu sắc với cả thế giới nội tâm của riêng mình và người khác. Họ cảm thấy có sức sống tràn trề nhất là khi họ được thực sự thể hiện cảm xúc của mình.
Triết lý sống: Tìm kiếm những trải nghiệm sâu sắc và liên hệ về mặt cảm xúc; tránh bị từ chối hay cảm thấy thiếu sót.
Bán hàng cho họ thế nào: Khi bán hàng cho người Nhóm 4, hãy làm cho họ cảm thấy khác biệt. Hãy khen cả style ăn mặc của họ dù cho bạn thấy phong cách đó khá… khác biệt. Khi đồng cảm, họ sẽ sẵn sàng chia sẻ hơn.
Tránh tỏ ra nổi trội hơn họ. Người cá tính họ muốn nổi trội và là duy nhất.
Nhóm 5 - Người lý trí
Họ thích thông tin, tri thức, và không thích bày tỏ cảm xúc một cách rõ ràng. Người Nhóm 4 luôn tìm kiếm làm sao có nhiều kiến thức hơn. Vì tìm kiếm như vậy nên nhìn chung họ rất logic. Họ đem đến cho tổ chức sự khách quan của mình. Với họ, mọi thứ đều phải có ý nghĩa.
Triết lý sống: Theo đuổi kiến thức và lý trí, tránh sự phiền nhiễu.
Bán hàng cho họ thế nào: Hãy trò chuyện về những sở thích tương đồng với họ, cởi mở với ý tưởng của họ. Khi nói về sản phẩm, cần đảm bảo tính thực tế và logic.
Đừng bao giờ nghi ngờ về năng lực của họ hay thông tin họ đưa ra. Với nhóm người này, đặt câu hỏi về sự chính xác sẽ khiến họ rất khó chịu. Tránh đặt những câu hỏi quá riêng tư.
Nhóm 6 - Người trung thành
Đây là người có tư tưởng sâu sắc, hay lo lắng và lập kế hoạch cho những tình huống xấu nhất có thể xảy ra để có sự chuẩn bị trước.
Triết lý sống: Theo đuổi ý nghĩa cuộc sống, sự chắc chắn và tin cậy, tránh để tình huống xấu xảy ra
Bán hàng cho họ thế nào: Vì người nhóm này luôn có cảm giác lo lắng, nên với họ, hãy luôn lạc quan. Hãy giúp họ đưa ra quyết định càng dễ dàng càng tốt. Tất nhiên, quyết định này cần có cơ sở và cần được trấn an về các rủi ro.
Không nên đưa ra một quan điểm không quen thuộc với họ. Không được tạo áp lực chốt deal và không lẩn tránh các mối lo họ đưa ra.
Nhóm 7 - Người nhiệt tình
Người Nhóm 7 khao khát những thúc đẩy từ ý tưởng mới, từ con người và kinh nghiệm, lảng tránh những đau đớn và khó chịu, và tạo ra những kế hoạch tương lai mở cho họ nhiều lựa chọn.
Triết lý sống: Tìm kiếm niềm vui và sự khuyến khích, tránh sự đau đớn và khó chịu.
Bán hàng cho họ thế nào: Người bán hàng nên có mức năng lượng và sự nhiệt tình tương thích với mức độ năng lượng và sự nhiệt tình của họ. Hãy lạc quan với họ, và đưa ra nhiều lựa chọn cho họ.
Với kiểu người này, không được tỏ thái độ bi quan hoặc tiêu cực thái quá.
Nhóm 8 – Người mạnh mẽ
Nhóm 8 theo đuổi sự thật, như quyền lực, và có thể sử dụng ảnh hưởng của bản thân để mang đến những điều tốt đẹp
Triết lý sống: Luôn tìm kiếm sức mạnh và sự công bằng, tránh sự tổn thương.
Bán hàng cho họ thế nào: Nên thẳng thắn với họ, đưa ra cả mặt tốt và chưa tốt của sản phẩm và nên trình bày một cách rõ ràng với họ như Một là…, Hai là….
Cần đồng điệu với cảm xúc của họ, nhưng phải làm cho họ có cảm giác họ là người ra quyết định. Đừng cố gắng lừa gạt hoặc cung cấp thông tin thiếu chính xác cho họ.
Nhóm 9 – Người ôn hòa
Điều họ muốn là hòa bình, hòa hợp và những mối liên hệ tích cực. Họ không thích xung đột, căng thẳng và ý định xấu xa.
Điều dễ nhận diện ở nhóm người này là khi hỏi họ trưa nay ăn gì, họ sẽ nói: Ăn gì cũng được! Họ không muốn tạo ra tranh chấp hay không đồng thuận ngay cả trong những việc nhỏ.
Triết lý sống: Tìm kiếm sự hoà hợp và thoải mái, tránh xung đột.
Bán hàng cho họ thế nào: Nên tập trung vào mặt tích cực của sản phẩm. Nói chuyện một cách chậm rãi và gắn thông tin bạn nói với những gì họ quen thuộc.
Đừng gây áp lực cho họ, hay tìm cách đối đầu với họ.
Vậy làm thế nào bạn biết khách hàng thuộc nhóm nào khi cơ hội gặp họ chỉ có 1 lần?
Hãy “ném đá dò đường”, bạn sẽ biết vị khách đó có khuynh hướng tính cách thế nào! Với vài lời thăm hỏi xã giao ban đầu như: Anh/Chị có khỏe không? Nếu vị khách kia đáp lại nhiệt tình, anh/cô ấy có thể là người Nhóm 2 – Người tình cảm, Nhóm 7 – Người nhiệt tình hoặc Nhóm 9 – Người ôn hòa.
Nếu muốn vào việc ngay, người này có thể là người Nhóm 1 – Người cầu toàn, Nhóm 3 – Người tham vọng hoặc Nhóm 8 – Người mạnh mẽ.
Khi đưa ra nhiều thông tin quá mà người này tỏ vẻ ngạc nhiên, hoặc không lưu tâm lâu, thì ắt hẳn không phải là người Nhóm 5 – Người lý trí.
“Hãy nói chuyện với họ, nắm được phần nào tính cách, sau đó mới áp dụng các phương pháp. Bạn sẽ thành công!”, ông Adrian nói.
Nguồn: Bảo Bảo (Theo Trí Thức Trẻ)